Chương trình xây dựng nông thôn mới đã giúp các địa phương nâng cao chất lượng các công trình, mô hình phát triển kinh tế - xã hội, tạo ra thu nhập, việc làm cho người dân ngày càng hiệu quả. Từ đó giúp nâng cao chất lượng sống cũng như các phong trào, hoạt động cộng đồng ở cơ sở.
Tạo đà phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập
Đã nhiều lần đến Bản Bãi Gạo, xã biên giới Châu Khê, song lần nào đến chúng tôi cũng nhận thấy những đổi thay tích cực nơi đây. Bản Bãi Gạo là bản vùng cao, trên 90% là đồng bào dân tộc Thái. Bà con sinh sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Theo lời Trưởng bản Bãi Gạo Lô Văn Hùng, trước đây sản xuất nông nghiệp của bà con gặp khó khăn nhiều do cơ sở hạ tầng giao thông chưa được đầu tư xây dựng. Xác định muốn bứt phá vươn lên phát triển kinh tế, thì cần xây dựng “điện - đường - trường - trạm” khang trang, chính quyền từ huyện đến xã đã khuyến khích, hỗ trợ, cùng người dân bắt tay xây dựng nông thôn mới.
Trong thực hiện các tiêu chí về xây dựng cơ sở hạ tầng, cùng với nguồn xi măng được hỗ trợ, bản Bãi Gạo đã vận động người dân hiến đất, đóng góp ngày công, vật liệu và kinh phí để làm 2 km đường giao thông liên xã; 2.000 mét đường trục chính nội thôn.
Nhờ có cơ sở hạ tầng thuận lợi, việc phát triển kinh tế cũng nhờ đó có những bứt phá tích cực. Ngoài chuyên canh cây mía thì người dân bản Bãi Gạo còn chú trọng phát triển chăn nuôi, tranh thủ thời gian nông nhàn thành lập các tổ, nhóm xây dựng; trồng dược liệu…
Đã nhiều lần đến Bản Bãi Gạo, xã biên giới Châu Khê, song lần nào đến chúng tôi cũng nhận thấy những đổi thay tích cực nơi đây. Bản Bãi Gạo là bản vùng cao, trên 90% là đồng bào dân tộc Thái. Bà con sinh sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Theo lời Trưởng bản Bãi Gạo Lô Văn Hùng, trước đây sản xuất nông nghiệp của bà con gặp khó khăn nhiều do cơ sở hạ tầng giao thông chưa được đầu tư xây dựng. Xác định muốn bứt phá vươn lên phát triển kinh tế, thì cần xây dựng “điện - đường - trường - trạm” khang trang, chính quyền từ huyện đến xã đã khuyến khích, hỗ trợ, cùng người dân bắt tay xây dựng nông thôn mới.
Trong thực hiện các tiêu chí về xây dựng cơ sở hạ tầng, cùng với nguồn xi măng được hỗ trợ, bản Bãi Gạo đã vận động người dân hiến đất, đóng góp ngày công, vật liệu và kinh phí để làm 2 km đường giao thông liên xã; 2.000 mét đường trục chính nội thôn.
Nhờ có cơ sở hạ tầng thuận lợi, việc phát triển kinh tế cũng nhờ đó có những bứt phá tích cực. Ngoài chuyên canh cây mía thì người dân bản Bãi Gạo còn chú trọng phát triển chăn nuôi, tranh thủ thời gian nông nhàn thành lập các tổ, nhóm xây dựng; trồng dược liệu…
Xã Châu Khê (Con Cuông) đón Bằng chuẩn quốc gia Nông thôn mới
Ông Kha Văn Thương - Chủ tịch UBND xã Châu Khê cho biết, thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM, UBND xã đã chủ động xây dựng và ban hành kế hoạch triển khai. Ngoài kiện toàn Ban quản lý, tổ giúp việc thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn xã, tổ chức đánh giá các tiêu chí NTM của xã. Đến nay, xã đạt 12/19 tiêu chí.
Cùng với xây dựng đường giao thông ở bản Bãi Gạo, xã Châu Khê đang tập trung chỉ đạo, đôn đốc tiến độ xây dựng thôn bản về đích NTM tại bản Châu Định. Cuối năm 2023, xã đã tiếp nhận và bàn giao xi măng làm đường giao thông Nông thôn mới cho bản đăng ký về đích NTM Châu Định với khối lượng 150 tấn và các bản khác, tổng 212 tấn xi măng, 647 m3 đá dăm làm đường bê tông theo cơ chế hỗ trợ đặc thù năm 2023.
Xã Chi Khê xác định xây dựng NTM như cuộc “cách mạng”, không chỉ làm thay đổi diện mạo nông thôn mỗi bản, làng, mà còn có ý nghĩa chiến lược lâu dài trong phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của bà con các dân tộc trên địa bàn xã , nên Đảng ủy xã đã ban hành nghị quyết chuyên đề về xây dựng NTM.
Bằng các giải pháp thiết thực, trên cơ sở lựa chọn các bản có điều kiện để tập trung chỉ đạo thực hiện làm điểm. Xã còn thành lập các tiểu ban xây dựng NTM ở các bản do chi bộ lãnh đạo, nhân dân làm chủ thể trong việc bàn bạc, thống nhất lựa chọn các tiêu chí để thực hiện và giám sát. Đặc biệt, Đảng ủy xã thực hiện phân công cho các đồng chí ủy viên phụ trách các bản được lựa chọn, cùng cấp ủy và nhân dân bàn cách thức tổ chức thực hiện các tiêu chí NTM. Đến nay, xã Chi Khê đã có 4 thôn bản đăng về đích NTM gồm: Quyết Tiến, Liên Đình, Tiến Thành, Bãi Ổi.
Những con đường NTM trên địa bàn xã Châu Khê
Lãnh đạo xã Chi Khê cho biết, giai đoạn 2023-2025, UBND xã ban hành kế hoạch và triển khai họp dân đăng ký làm đường giao thông theo chương trình mục tiêu quốc gia NTM. Các thôn bản đã đăng ký 735 tấn xi măng để làm đường, với chiều dài 5,11km. Hiện nay đã giải phóng mặt bằng được 1.814m, cung cấp 267,6 tấn xi măng. Bên cạnh đó, xã cũng triển khai thực hiện phong trào thi đua Ngày thứ 7 chung tay xây dựng NTM và vệ sinh môi trường. Kết quả, mỗi tháng xã tiến hành tổ chức ra quân ít nhất 2 lần Ngày thứ 7/tháng, được người dân rất đồng tình hưởng ứng; năm 2023, xã đã huy động nhân dân được180 đợt, số người tham gia 26.041 người, kinh phí tính ngày công hơn 800 triệu đồng.
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới
Lãnh đạo Văn phòng điều phối Nông thôn mới của tỉnh cho biết, trên cơ sở các văn bản của Trung ương, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, các văn bản giao nhiệm vụ của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT, Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh đã tham mưu ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn làm tiền đề, định hướng quan trọng để các địa phương xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình năm 2024.
Hội đồng thẩm định NTM của tỉnh cùng lãnh đạo huyện Yên Thành kiểm tra, thẩm định tại nhà văn hóa xóm ở xã Vĩnh Thành, tháng 3/2024
Văn phòng đã tham mưu Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành các Nghị quyết: số 28/NQ-HĐND ngày 7/6/2024 về điều chỉnh kế hoạch vốn nguồn ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 và hàng năm trên địa bàn tỉnh Nghệ An (đợt 1); NQ số 59/NQ-HĐND ngày 29/8/2024 về điều chỉnh kế hoạch vốn nguồn ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 và hàng năm trên địa bàn tỉnh Nghệ An (đợt 2). Tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các Quyết định: số 2022/QĐ-UBND ngày 8/8/2024 về việc sửa đổi và quy định một số nội dung, tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao; huyện nông thôn mới, huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025; QĐ số 2023/QĐ-UBND ngày 08/8/2024 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt danh sách các xã/huyện đăng ký đạt chuẩn Nông thôn mới/Nông thôn mới nâng cao/Nông thôn mới kiểu mẫu năm 2025; QĐ số 2114/QĐ-UBND ngày 16/8/2024 của UBND tỉnh Nghệ An về việc giao chỉ tiêu kế hoạch xây dựng thôn, xóm, bản đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2024, xây dựng vườn chuẩn đạt chuẩn nông thôn mới năm 2025; số 1796/QĐ-UBND ngày 18/7/2024 về điều chỉnh kế hoạch vốn nguồn ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 và hàng năm trên địa bàn tỉnh Nghệ An (đợt 1) và nhiều văn bản khác.
Căn cứ Quyết định số 1595/QĐ-UBND ngày 8/6/2022 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025 và tình hình thực tế, kế hoạch đăng ký xây dựng nông thôn mới của các địa phương năm 2024 toàn tỉnh phấn đấu có thêm 8 xã đạt chuẩn NTM; 35 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 10 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; Bình quân tiêu chí cả tỉnh là 17.21 tiêu chí/xã.
Các xã còn lại được công nhận đạt chuẩn NTM tiếp tục phấn đấu đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu; Nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn; tạo nhiều mô hình sản xuất gắn với việc làm ổn định cho nhân dân, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đến hết năm 2024 đạt khoảng 43 triệu đồng/người/năm. Tiếp tục hoàn thành các công trình thiết yếu đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất và đời sống của cư dân nông thôn như giao thông, điện, nước sinh hoạt, trường học,...Bên cạnh đó, việc thực hiện Đề án thí điểm: “Xây dựng huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An trở thành huyện nông thôn mới kiểu mẫu theo hướng phát triển văn hóa gắn với du lịch, giai đoạn 2018 - 2025” theo Quyết định số 17/QĐ-TTg ngày 04/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ. Phấn đấu đến hết năm 2024, huyện Nam Đàn đạt chuẩn NTM nâng cao theo Bộ tiêu chí Quốc gia về huyện đạt chuẩn NTM nâng cao cũng được triển khai các bước tiếp theo.
Căn cứ Quyết định số 1595/QĐ-UBND ngày 8/6/2022 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025 và tình hình thực tế, kế hoạch đăng ký xây dựng nông thôn mới của các địa phương năm 2024 toàn tỉnh phấn đấu có thêm 8 xã đạt chuẩn NTM; 35 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 10 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; Bình quân tiêu chí cả tỉnh là 17.21 tiêu chí/xã.
Các xã còn lại được công nhận đạt chuẩn NTM tiếp tục phấn đấu đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu; Nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn; tạo nhiều mô hình sản xuất gắn với việc làm ổn định cho nhân dân, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đến hết năm 2024 đạt khoảng 43 triệu đồng/người/năm. Tiếp tục hoàn thành các công trình thiết yếu đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất và đời sống của cư dân nông thôn như giao thông, điện, nước sinh hoạt, trường học,...Bên cạnh đó, việc thực hiện Đề án thí điểm: “Xây dựng huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An trở thành huyện nông thôn mới kiểu mẫu theo hướng phát triển văn hóa gắn với du lịch, giai đoạn 2018 - 2025” theo Quyết định số 17/QĐ-TTg ngày 04/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ. Phấn đấu đến hết năm 2024, huyện Nam Đàn đạt chuẩn NTM nâng cao theo Bộ tiêu chí Quốc gia về huyện đạt chuẩn NTM nâng cao cũng được triển khai các bước tiếp theo.
Huyện Yên Thành đang ngày càng đổi mới
Ngoài ra, tổ chức thực hiện Đề án “Xây dựng huyện Yên Thành đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao đến năm 2025 và định hướng xây dựng huyện Nông thôn mới kiểu mẫu đến năm 2030” đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 166/QĐ-UBND ngày 18/01/2023, với chính sách đặc thù của Hội đồng nhân dân tỉnh theo Nghị quyết số 04/2023/NQ-HĐND ngày 07/7/2023.
Việc triển khai đồng bộ các nội dung đã đề ra trong kế hoạch xây dựng NTM của tỉnh giúp cho các mục tiêu được thực hiện đúng lộ trình. Riêng trong quý III năm 2024, toàn tỉnh có thêm: 01 xã đạt chuẩn NTM năm 2023 (xã Mường Nọc, huyện Quế Phong), 18 xã đạt NTM nâng cao (10 xã đạt chuẩn năm 2023 và 8 xã đạt chuẩn năm 2024); 04 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
Lũy kế đến ngày 9/9/2024, toàn tỉnh có: 320 xã/411 xã đạt chuẩn NTM (đạt 77,85%); 101 xã đạt chuẩn NTM nâng cao (đạt 31,56%); 16 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu (chiếm 5% xã NTM); 9 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn NTM; (TP Vinh, Thị xã Thái Hoà, Nam Đàn, Yên Thành, Nghi Lộc, thị xã Hoàng Mai, Quỳnh Lưu, Đô Lương, Diễn Châu), 01 huyện Hưng Nguyên hoàn thiện hồ sơ đang trình Trung ương bỏ phiếu công nhận đạt chuẩn năm 2023 (đạt 45%). Bình quân tiêu chí cả tỉnh là 17.2 tiêu chí/xã. Có 212 thôn/bản đạt chuẩn Nông thôn mới. Toàn tỉnh có 583 sản phẩm được công nhận OCOP (đạt 3 sao trở lên) và có 02 sản phẩm tiềm năng 5 sao đã hoàn thiện hồ sơ trình Trung ương đánh giá, công nhận.
Việc triển khai đồng bộ các nội dung đã đề ra trong kế hoạch xây dựng NTM của tỉnh giúp cho các mục tiêu được thực hiện đúng lộ trình. Riêng trong quý III năm 2024, toàn tỉnh có thêm: 01 xã đạt chuẩn NTM năm 2023 (xã Mường Nọc, huyện Quế Phong), 18 xã đạt NTM nâng cao (10 xã đạt chuẩn năm 2023 và 8 xã đạt chuẩn năm 2024); 04 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
Lũy kế đến ngày 9/9/2024, toàn tỉnh có: 320 xã/411 xã đạt chuẩn NTM (đạt 77,85%); 101 xã đạt chuẩn NTM nâng cao (đạt 31,56%); 16 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu (chiếm 5% xã NTM); 9 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn NTM; (TP Vinh, Thị xã Thái Hoà, Nam Đàn, Yên Thành, Nghi Lộc, thị xã Hoàng Mai, Quỳnh Lưu, Đô Lương, Diễn Châu), 01 huyện Hưng Nguyên hoàn thiện hồ sơ đang trình Trung ương bỏ phiếu công nhận đạt chuẩn năm 2023 (đạt 45%). Bình quân tiêu chí cả tỉnh là 17.2 tiêu chí/xã. Có 212 thôn/bản đạt chuẩn Nông thôn mới. Toàn tỉnh có 583 sản phẩm được công nhận OCOP (đạt 3 sao trở lên) và có 02 sản phẩm tiềm năng 5 sao đã hoàn thiện hồ sơ trình Trung ương đánh giá, công nhận.
Người dân xóm Hải Lâm (Mường Nọc - Quế Phong) trồng rau sạch tăng thêm thu nhập
Theo Cục Thống kê, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đến hết năm 2023 của Nghệ An là 40,5 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo đến hết năm 2023 còn 5,19%; tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 93%; tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 88,65%..
Với vai trò là cơ quan chủ trì, điều phối các hoạt động của chương trình, Văn phòng Điều phối NTM đã chủ động phối hợp với các Sở, ban, ngành thực hiện công tác điều hành, chỉ đạo thực hiện Chương trình một cách sát sao, hiệu quả. Qua đó, kịp thời nắm bắt và tháo gỡ những tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện nhiệm vụ xây dựng NTM theo kế hoạch./.
Với vai trò là cơ quan chủ trì, điều phối các hoạt động của chương trình, Văn phòng Điều phối NTM đã chủ động phối hợp với các Sở, ban, ngành thực hiện công tác điều hành, chỉ đạo thực hiện Chương trình một cách sát sao, hiệu quả. Qua đó, kịp thời nắm bắt và tháo gỡ những tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện nhiệm vụ xây dựng NTM theo kế hoạch./.
PV