Là tỉnh có địa bàn rộng, địa hình phần lớn là miền núi, vùng cao nên việc xây dựng nông thôn mới (NTM) gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, xác định xây dựng NTM là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, tạo tiền đề cho phát triển toàn diện kinh tế xã hội trên địa bàn, do vậy, tỉnh đã tập trung chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh xây dựng NTM một cách đồng bộ, hiệu quả. Bên cạnh đó, với chính sách của tỉnh, cộng với sự chủ động, linh hoạt và sáng tạo, thực hiện tốt công tác dân vận nên các địa phương đã tiến hành xây dựng NTM đạt kết quả tốt.
Tuyến đường NTM ở làng Đông, xã Hưng Tân, huyện Hưng Nguyên. Ảnh: Báo Nghệ An
Tính đến ngày 15/5/2024, trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã có 9 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ, đạt chuẩn NTM; cấp xã: có 319/411 xã đạt chuẩn NTM, chiếm 77,61%; có 83/317 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, chiếm 26,01%; có 12 xã đạt NTM kiểu mẫu, chiếm 3,07%; Cấp thôn, bản có 212 thôn/bản đạt chuẩn NTM. Số tiêu chí bình quân các xã đạt 17.00 tiêu chí/xã.
Để đạt được kết quả trên, ngoài chính sách hỗ trợ của tỉnh, các địa phương đã triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp với cách làm chủ động, sáng tạo, có sức lan tỏa sâu rộng những cách làm thiết thực. Bước sáng tạo đầu tiên, khi chưa có văn bản của trung ương, Nghệ An đã ban hành ban hành bộ tiêu chí Nông thôn mới kiểu mẫu riêng của tỉnh, đồng thời chọn 3 xã Sơn Thành (Yên Thành), Quỳnh Đôi (Quỳnh Lưu) và Kim Liên (Nam Đàn) để triển khai thực hiện và nhân rộng mô hình. Ngoài ra, từ năm 2018, tỉnh Nghệ An đã sáng tạo phát động cuộc thi mẫu Xã nông thôn mới đẹp và “Thôn (bản) nông thôn mới đẹp, nhằm khích lệ phong trào thi đua ở cơ sở.
Quả vậy, những điển hình, mô hình làm NTM và NTM kiểu mẫu đã có tác dụng tích cực, thúc đẩy các địa phương vào cuộc để thực hiện các tiêu chí NTM, với phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Công tác dân vận được tiến hành hiệu quả, nhờ đó phong trào hiến đất làm đường, huy động ngày công lao động của nhân dân được phát huy cao độ, tạo đà cho việc xây dựng NTM. Trong các tiêu chí NTM, có thể nói, tiêu chí về kết cấu hạ tầng giao thông, các công trình điện, đường trường, trạm, nhà văn hoá, chợ... được thể hiện hiệu quả rõ nét nhất trong xây dựng NTM. Những con đường, vỉa hè được làm mới, tôn tạo, trang hoàng, những con đường hoa, tuyến đường kiểu mẫu...xuất hiện tại các địa phương đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn, miền núi, kể cả vùng đô thị, tạo điều kiện cho nhân dân đi lại, phát triển kinh tế, văn hoá xã hội...
Nhiều sản phẩm OCOP được sản xuất từ sen của xã Kim Liên, huyện Nam Đàn. Ảnh: Báo Nghệ An
Điều kiện thuận lợi nữa là trong năm 2019, Nghệ An vinh dự được Trung ương chọn huyện Nam Đàn là 1 trong 4 huyện thí điểm xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu trên cả nước theo hướng phát triển văn hóa gắn với du lịch. Từ cách làm NTM kiểu mẫu của một đơn vị cấp huyện cũng là điều kiện để các địa phương trong tỉnh học hỏi kinh nghiệm để làm NTM nói chung và NTM kiểu mẫu nói riêng. Có thể khẳng định, NTM đã làm thay đổi toàn diện bộ mặt nông thôn đến thành thị, đời sống người dân được nâng cao. Như xã Sơn Thành, từ một xã nghèo, nhờ làm NTM, nay Sơn Thành thay đổi toàn diện, vượt bậc, thu nhập bình quân của người dân xã Sơn Thành trong năm 2023 đạt 84 triệu đồng/người là một minh chứng.
Để đạt được những thành quả trong xây dựng NTM, tỉnh Nghệ An đã đề ra nhiều chính sách khuyến khích hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới. Giai đoạn 2021-2025, Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 24/2020/NQ-HĐND ngày 13/12/2020 về một số chính sách hỗ trợ trong xây dựng NTM tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025. Cụ thể: Về chính sách hỗ trợ xi măng làm đường giao thông nông thôn, đối với đơn vị cấp huyện đăng ký, cam kết hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn nông thôn mới, tỉnh hỗ trợ 5.000 tấn xi măng PCB40/huyện/thành phố/thị xã.
Bộ mặt nông thôn mới kiểu mẫu xã Sơn Thành, huyện Yên Thành được ví là "đưa làng ra phố" . Ảnh: Báo Nghệ An
Đối với đơn vị cấp huyện đăng ký, cam kết hoàn thành nhiệm vụ, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, tỉnh hỗ trợ 7.000 tấn xi măng PCB40/huyện/thành phố/thị xã. Đối với xã đạt chuẩn nông thôn mới thuộc 10 huyện miền núi, gồm: Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Tân Kỳ, Anh Sơn, Thanh Chương và Nghĩa Đàn, mức hỗ trợ 2.800 tấn xi măng PCB40/xã; Các xã thuộc các huyện còn lại, mức hỗ trợ 2.000 tấn xi măng PCB40/xã.Đối với xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, tỉnh hỗ trợ 1.000 tấn xi măng PCB40/xã. Đối với thôn/bản thuộc xã khu vực III và các thôn/bản đặc biệt khó khăn thuộc 27 xã biên giới đăng ký, cam kết tham gia xây dựng thôn/bản đạt chuẩn nông thôn mới: mức hỗ trợ 150 tấn xi măng PCB40/thôn, bản (không hỗ trợ các thôn/bản thuộc xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới trong giai đoạn 2021 - 2025).
Nhằm động viên, khuyến khích những địa phương thực hiện tốt xây dựng NTM, tỉnh Nghệ An cũng đề ra chính sách khen thưởng cụ thể. Đối với các đơn vị cấp huyện nông thôn mới: Thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới: Thưởng 1,5 tỷ đồng/thị xã để xây dựng công trình phúc lợi; Huyện đạt chuẩn nông thôn mới: Thưởng 2 tỷ đồng/huyện để xây dựng công trình phúc lợi.
Đối với đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao: Thưởng 3 tỷ đồng/đơn vị để xây dựng công trình phúc lợi.
Đối với đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu: Thưởng 4 tỷ đồng/đơn vị để xây dựng công trình phúc lợi.
Đối với xã đạt chuẩn nông thôn mới: Thưởng 500 triệu đồng/xã để xây dựng công trình phúc lợi; xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, thưởng 600 triệu đồng/xã để xây dựng công trình phúc lợi; xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, thưởng 700 triệu đồng/xã để xây dựng công trình phúc lợi.
Đối với Vườn chuẩn nông thôn mới: Thưởng 15 triệu đồng/vườn cho hộ gia đình có vườn đạt chuẩn nông thôn mới.
Số tiền thưởng hoàn thành làm NTM để xây dựng công trình phúc lợi, từ đó tạo cho các vùng quê thêm nhiều công trình mới như nhà văn hoá, sân bóng, nhà sinh hoạt cộng đồng, công trình điện, nước sạch..., phục vụ cuộc sống thiết thực và nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho nhân dân. Tính đến ngày 15/5/2024, UBND tỉnh Nghệ An hỗ trợ cho các địa phương đạt NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu là 57,7 tỷ đồng (năm 2021 là 16,5 tỷ đồng; năm 2022 là 24 tỷ đồng; năm 2023 là 17,2 tỷ đồng) và thưởng cho các Vườn đạt chuẩn nông thôn mới là 2,04 tỷ đồng (năm 2022 là 1,05 tỷ đồng; năm 2023 là 0,99 tỷ đồng).
Bên cạnh tiền thưởng, để khuyến khích các địa phương tháo gỡ khó khăn ban đầu, tỉnh có chính sách hỗ trợ xi măng. Số lượng xi măng UBND tỉnh đã giao chỉ tiêu hỗ trợ cho các địa phương để thực hiện giai đoạn 2021-2023 là hơn 302.600 tấn xi măng, tương đương khoảng hơn 1.729 km, trong đó: Năm 2021 là 81.000 tấn; năm 2022 là 131.700 tấn; năm 2023 là 89.500 tấn. Đến 31/3/2024, các địa phương đã triển khai giao nhận được 302.600/302.600 tấn xi măng (100% kế hoạch) và thực hiện làm được trên 1.729 km đường giao thông nông thôn với kinh phí hơn 2.128 tỷ đồng, nâng tổng số km giao thông đã xây dựng, nâng cấp được của toàn tỉnh từ khi thực hiện Chương trình đến nay là 11.889,4 km, với tổng kinh phí hơn 14.646,4 tỷ đồng.
Xây dựng NTM là một chương trình thiết thực và hiệu quả đối với người dân, bởi đó là nhu cầu bức thiết, những công trình NTM phục vụ nhân dân, do nhân dân xây dựng với sự hỗ trợ của nhà nước, nên phát huy hiệu quả rất lớn. Chính vì vậy, việc giải ngân các nguồn vốn được chính quyền các cấp quan tâm chỉ đạo thực hiện đạt kết quả cao.
Kết quả giải ngân vốn đầu tư phát triển năm 2023, tính đến 15/5/2024 đạt tỷ lệ 71,54%. Nguồn vốn năm 2024, UBND tỉnh đã có quyết định giao vốn đầu tư phát triển năm 2024 cho 451/451 dự án. Tiến độ giải ngân nguồn vốn tính đến hết 15/5/2024 đạt tỷ lệ 55 %.
Với chính sách hỗ trợ của tỉnh, sự nỗ lực trong giải ngân vốn đầu tư, sẽ là đòn bẩy để nhân dân trong toàn tỉnh tiếp tục phấn đấu, hoàn thành tốt nhiệm vụ, về đích NTM như kế hoạch đề ra. Thành công trong xây dựng NTM sẽ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân và thúc đẩy kinh tế xã hội tỉnh nhà phát triển./.
Xây dựng NTM ở huyện Hưng Nguyên. Ảnh: Báo Nghệ An
Bên cạnh tiền thưởng, để khuyến khích các địa phương tháo gỡ khó khăn ban đầu, tỉnh có chính sách hỗ trợ xi măng. Số lượng xi măng UBND tỉnh đã giao chỉ tiêu hỗ trợ cho các địa phương để thực hiện giai đoạn 2021-2023 là hơn 302.600 tấn xi măng, tương đương khoảng hơn 1.729 km, trong đó: Năm 2021 là 81.000 tấn; năm 2022 là 131.700 tấn; năm 2023 là 89.500 tấn. Đến 31/3/2024, các địa phương đã triển khai giao nhận được 302.600/302.600 tấn xi măng (100% kế hoạch) và thực hiện làm được trên 1.729 km đường giao thông nông thôn với kinh phí hơn 2.128 tỷ đồng, nâng tổng số km giao thông đã xây dựng, nâng cấp được của toàn tỉnh từ khi thực hiện Chương trình đến nay là 11.889,4 km, với tổng kinh phí hơn 14.646,4 tỷ đồng.
Xây dựng NTM là một chương trình thiết thực và hiệu quả đối với người dân, bởi đó là nhu cầu bức thiết, những công trình NTM phục vụ nhân dân, do nhân dân xây dựng với sự hỗ trợ của nhà nước, nên phát huy hiệu quả rất lớn. Chính vì vậy, việc giải ngân các nguồn vốn được chính quyền các cấp quan tâm chỉ đạo thực hiện đạt kết quả cao.
Kết quả giải ngân vốn đầu tư phát triển năm 2023, tính đến 15/5/2024 đạt tỷ lệ 71,54%. Nguồn vốn năm 2024, UBND tỉnh đã có quyết định giao vốn đầu tư phát triển năm 2024 cho 451/451 dự án. Tiến độ giải ngân nguồn vốn tính đến hết 15/5/2024 đạt tỷ lệ 55 %.
Với chính sách hỗ trợ của tỉnh, sự nỗ lực trong giải ngân vốn đầu tư, sẽ là đòn bẩy để nhân dân trong toàn tỉnh tiếp tục phấn đấu, hoàn thành tốt nhiệm vụ, về đích NTM như kế hoạch đề ra. Thành công trong xây dựng NTM sẽ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân và thúc đẩy kinh tế xã hội tỉnh nhà phát triển./.
PV
Tags: Nông thôn mới ở Nghệ An