Thứ hai, 02/12/2024, 06:51

Sự thật về cái gọi là "Giải thưởng nhân quyền Việt Nam"

Những cá nhân, tổ chức nếu thực sự đấu tranh cho dân chủ, vì hòa bình và tiến bộ xã hội, Nhà nước Việt Nam luôn ghi nhận và ủng hộ. Tuy nhiên, nếu lợi dụng dân chủ để vu cáo, bịa đặt, chống phá đất nước, gây bất ổn tới an ninh thì hành vi đó không thể chấp nhận

 

Ngày 18/11 vừa qua, Mạng lưới nhân quyền Việt Nam, một tổ chức tự xưng có trụ sở tại bang California (Mỹ), công bố “Báo cáo nhân quyền 2022-2023”, tiếp tục đưa ra những nội dung xuyên tạc về tình hình nhân quyền ở một số quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam. Tổ chức này còn đưa ra cái gọi là “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam 2023” để “tôn vinh” các đối tượng Trần Văn Bang, Y Wô Niê, Lê Trọng Hùng - những kẻ đang phải chấp hành án phạt tù về các hoạt động chống phá đất nước.

su that ve cai goi la giai thuong nhan quyen viet nam hinh anh 1
Ba đối tượng Trần Văn Bang, Y Wô Niê, Lê Trọng Hùng

Đối tượng được trao “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam 2023” là những ai?

Cả 3 nhân vật dự kiến được trao Giải thưởng nhân quyền Việt Nam 2023 đều là những phạm nhân đang chấp hành án phạt tù về các hoạt động chống phá Nhà nước Việt Nam.

Mạng lưới nhân quyền Việt Nam (tiếng Anh: Vietnam Human Rights Network – VHRN) là một tổ chức tự xưng có trụ sở tại bang California (Mỹ), được biết đến là một tổ chức ngoại vi của Việt Tân, tập hợp thành viên chân rết của tổ chức này để tiến hành các hoạt động chống phá.

Từ khi thành lập (tháng 11/1997) đến nay, Mạng lưới này thường xuyên công bố báo cáo nhân quyền, nội dung lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, dân tộc ở Việt Nam để xuyên tạc sự thật, phục vụ cho mục đích bôi xấu, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam trên trường quốc tế và khu vực.

Đầu tiên là bị cáo Trần Văn Bang, 62 tuổi, quê ở Hải Dương và cư ngụ tại quận Bình Thạnh- TP.HCM. Trần Văn Bang đang thụ án 8 năm tù vì tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Theo cáo trạng, Trần Văn Bang đã sử dụng 3 tài khoản Facebook gồm "Trần Bang", "Bang Trần" và "Tran Josh" để soạn thảo, đăng tải 39 bài viết có nội dung tuyên truyền, xuyên tạc, phỉ báng, nói xấu chính quyền nhân dân, thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, thể hiện thái độ thù ghét, bất mãn đối với chính quyền, Đảng, Nhà nước và các vị lãnh đạo.

Ngoài ra, bị cáo Bang còn có hành vi tàng trữ nhiều tài liệu, sách báo, trong đó có 4 cuốn tài liệu có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc, nhân dân các nước; kích động bạo lực. 

Không chỉ phủ nhận thành quả của đất nước; Trần Văn Bang còn xuyên tạc sự thật lịch sử; vu khống; xúc phạm dân tộc; xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân; xúc phạm danh nhân, anh hùng dân tộc, lãnh tụ Hồ Chí Minh; xúc phạm uy tín, danh dự của Đảng Cộng sản Việt Nam; kích động bạo lực, truyền bá tư tưởng phản động; thông tin bịa đặt, sai sự thật, xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín của tòa án nhân dân, lực lượng công an nhân dân.

“Hành vi của bị cáo Trần Văn Bang là rất nghiêm trọng và nguy hiểm cho xã hội, đã xâm phạm đến an ninh quốc gia, cần phải được xử lý nghiêm mới có tác dụng giáo dục và răn đe, phòng ngừa chung”- Cơ quan chức năng kết luận. 

Sau 2 lần xét xử, cả sơ thẩm và phúc thẩm (tháng 5 và tháng 8/2023), Trần Văn Bang bị tuyên y án 8 năm tù.

 
su that ve cai goi la giai thuong nhan quyen viet nam hinh anh 2
Bị cao Trần Văn Bang bị kết án 8 năm tù vì tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Tại Đắk Lắk, bị cáo Y Wô Niê (sinh năm 1970, ở buôn Pưk Prông, xã Ea Ning, huyện Cư Kuin) là một tín đồ Tin lành nhưng ông ta bị bắt không phải vì lý do tôn giáo. Y Wô Niê bị cáo buộc nhận tiền từ các tổ chức bên ngoài nhằm thu thập thông tin trên địa bàn tỉnh, phục vụ cho mục đích thổi phồng, xuyên tạc về tự do, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo ở Việt Nam. Y Wô Niê từng có 1 tiền án về hành vi phá hoại chính sách đoàn kết, bị Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk xử phạt 9 năm tù. Tháng 12/2011, Y Wo Niê chấp hành xong án phạt tù và được trở về địa phương. Tuy nhiên, Y Wô Niê không tỉnh ngộ, tu chí làm ăn, mà tạo một tài khoản tên “Jing” trên mạng xã hội WhatsApp, rồi đăng tải lên đó nhiều bài viết, hình ảnh có nội dung không đúng sự thật, vu khống, xúc phạm, bôi nhọ uy tín, danh dự của Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương và lực lượng công an trên địa bàn huyện Cư Kuin và tỉnh Đắk Lắk.

Trong quá trình điều tra, Y Wô Niê khai nhận, qua điện thoại và tài khoản “Jing” trên mạng xã hội WhatsApp, Y Wô Niê đã làm quen, móc nối và tham gia vào một hội nhóm ở nước ngoài. Nhóm này giao cho Y Wô Niê nắm tình hình về tự do, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo trong tỉnh Đắk Lắk và chỉ cần thu thập viết bài, đăng ảnh chia sẻ trên mạng xã hội, rồi làm báo cáo gửi cho bên ngoài để họ lợi dụng thổi phồng, xuyên tạc rồi họ sẽ trả tiền cho Y Wô Niê. Ngoài ra, Y Wô Niê còn gửi danh sách một số đối tượng phá rối an ninh chính trị ở Việt Nam cho một số hội nhóm ở nước ngoài để chúng sử dụng với mục đích vu cáo, xuyên tạc.

Với những hành vi đó, ngày 20/5/2022, Tòa án nhân dân huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk đã mở phiên xét xử sơ thẩm công khai và tuyên phạt bị cáo Y Wô Niê là 04 năm tù giam về tội "Lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân".

 
su that ve cai goi la giai thuong nhan quyen viet nam hinh anh 3
Y Wô Niê bị kết án 4 năm tù giam về tội " Lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân".

Nhân vật thứ ba là Lê Trọng Hùng, tức Hùng “gàn”, sinh năm 1979, trú tại phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Theo tài liệu từ các cơ quan chức năng, từ tháng 4/2020 đến tháng 9/2020, Lê Trọng Hùng đã tự làm, đăng tải phát trực tiếp 7 video clip lên mạng xã hội Facebook. Trong đó, có 4 video clip chứa nội dung tuyên truyền thông tin xuyên tạc đường lối, chính sách của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phỉ báng chính quyền nhân dân; tuyên truyền luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân...

Ngày 31/12/2021, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và tuyên án phạt 5 năm tù đối với bị cáo Lê Trọng Hùng, về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

 
su that ve cai goi la giai thuong nhan quyen viet nam hinh anh 4
Bị cáo Lê Trọng Hùng trong phiên tòa sơ thẩm ngày 31/12/2021. Ảnh: TTXVN

Không thể che đậy ý đồ chống phá Ðảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam

Mạng lưới nhân quyền Việt Nam (tiếng Anh: Vietnam Human Rights Network – VHRN) là một tổ chức tự xưng có trụ sở tại bang California (Mỹ), được biết đến là một tổ chức ngoại vi của Việt Tân, tập hợp thành viên chân rết của tổ chức này để tiến hành các hoạt động chống phá.

Từ khi thành lập (tháng 11/1997) đến nay, Mạng lưới này thường xuyên công bố báo cáo nhân quyền, nội dung lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, dân tộc ở Việt Nam để xuyên tạc sự thật, phục vụ cho mục đích bôi lem, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam trên trường quốc tế và khu vực.

Từ năm 2002 đến nay, Mạng lưới nhân quyền Việt Nam đã trao giải thưởng này cho hơn 60 cá nhân. Những ứng viên cho cái gọi là “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam” đều là những thành phần có hồ sơ phạm pháp, chống phá Nhà nước Việt Nam. Một số đối tượng thuộc thành phần bất hảo, từng chấp hành án phạt tù, nay lại chứng nào tật nấy, tiếp tục hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, chống chính quyền nhân dân. 

Thông qua giải thưởng, mục đích của tổ chức này là vừa lên dây cót tinh thần, tạo dư luận, vừa hỗ trợ vật chất cho các đối tượng chống phá trong nước, đồng thời tạo cớ để khuếch trương thanh thế, từ đó để nhận được sự hỗ trợ tài chính từ các tổ chức đứng sau.

Mạng lưới nhân quyền Việt Nam còn quan hệ với các cá nhân, tổ chức thường xuyên có hoạt động vu cáo, xuyên tạc chống phá Nhà nước Việt Nam về vấn đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, dân tộc...nhằm can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.

Việc trao giải thưởng nhân quyền cho các đối tượng có hành vi chống phá Nhà nước là một hành động bất chấp những tiêu chuẩn và quy định của pháp luật quốc tế khi họ chọn những đối tượng có tư tưởng bất mãn, định kiến, chống lại một nhà nước, chống lại sự bình yên, phát triển của một quốc gia để chọn làm "ngọn cờ", tạo biểu tượng lôi kéo nhiều người khác, chống phá Nhà nước. Những tổ chức thù địch với Việt Nam đã cố tình tô vẽ cho các đối tượng này qua các danh hão như “nhà báo tự do”, "nhà báo độc lập", “nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền”, “tù nhân lương tâm”, “công dân yêu nước”... nhưng họ không thể che đậy được ý đồ chống phá Ðảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam. Đây là hành vi vừa lợi dụng tự do báo chí, tự do ngôn luận, dân chủ, nhân quyền để tiến hành hoạt động nhằm gây bất ổn an ninh, chính trị ở trong nước.

Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn hoan nghênh và bảo đảm các quyền tự do, dân chủ, trong đó có quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí. Những cá nhân, tổ chức nếu thực sự đấu tranh cho dân chủ, vì hòa bình và tiến bộ xã hội, Nhà nước Việt Nam luôn ghi nhận và ủng hộ. Tuy nhiên, nếu lợi dụng dân chủ để vu cáo, bịa đặt, chống phá đất nước, gây bất ổn tới an ninh thì hành vi đó không thể chấp nhận, cần kiên quyết lên án và phản đối. Bởi lẽ, bất kỳ một hành vi nào lợi dụng quyền tự do của bản thân mình để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân thì đều phải chịu xử lý theo quy định của pháp luật.


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây