Chủ nhật, 28/04/2024, 23:47

Doanh nghiệp có nhu cầu lớn nhân lực trình độ từ đại học trở lên

Xu hướng tuyển dụng trình độ đại học trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất, với 49,2%. Theo sau là nhóm trình độ trung cấp, cao đẳng với 31,5%; còn lại không yêu cầu chuyên môn kỹ thuật.

 

Theo Báo cáo Bộ LĐ-TB-XH, trong quý 3 có 18.300 lượt doanh nghiệp đăng tuyển dụng 66.887 lao động, 73.085 lao động tìm việc. Xu hướng tuyển dụng trình độ đại học trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất, với 49,2%. Theo sau là nhóm trình độ trung cấp, cao đẳng với 31,5%; còn lại không yêu cầu chuyên môn kỹ thuật. Các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng cao hơn cả ở vị trí nhân viên, chiếm gần 70%; trong khi các vị trí quản lý bậc trung và vị trí quản lý bậc cao chiếm tỷ lệ khá cách biệt, với lần lượt là 14,8% và 13,4%.

Advertisements

Ở chiều người đi tìm việc cũng chủ yếu có trình độ đại học trở lên, chiếm 45,6%; trình độ cao đẳng, trung cấp và không có bằng cấp chứng chỉ không có sự chênh lệch lớn, trong khoảng từ 20 – 30%. Nhu cầu tìm việc của người lao động cũng gần như có sự tương đồng với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, khi vị trí nhân viên cũng được phần lớn người lao động tìm kiếm, chiếm gần 50%; 25,1% tìm các công việc tạm thời, và chỉ hơn 22% tìm việc ở vị trí quản lý bậc trung. Người tìm việc chủ yếu từ 20 – 40 tuổi.

 
doanh nghiep co nhu cau lon nhan luc trinh do tu dai hoc tro len hinh anh 1 Doanh Doanh nghiệp và người lao động kết nối tại phiên giao dịch việc làm

Những ngành có nhu cầu tuyển dụng nhiều nhất là môi giới bất động sản, tiếp đến là nhóm thực phẩm và đồ uống; kỹ thuật điện, nhân viên an ninh; nhân viên marketing; giám sát công trình.

Bên cạnh đó, 5 nhóm nghề người lao động đi tìm việc nhiều nhất là kho vận; nhân viên công nghệ thông tin; nhân viên marketing; phân tích tài chính kế toán; bảo hiểm và môi giới bảo hiểm.

 

Theo ông Vũ Quang Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, Báo cáo thị trường lao động Hà Nội hồi tháng 9 của Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cũng cho thấy, thống kê trong tháng, các vị trí phần lớn đều yêu cầu trình độ đại học trở lên, chiếm gần 33%, trong khi số không yêu cầu trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm hơn 23%; và yêu cầu trình độ cao đẳng chỉ chiếm 10,4%. Hiện nay các doanh nghiệp đều đang dần thực hiện chuyển đổi số, chuyển đổi công nghệ để phát triển, mở rộng, tăng khả năng lợi thế cạnh tranh, cũng như thích ứng linh hoạt với sự khó khăn, áp lực của thị trường và kỳ vọng của khách hàng.  Bởi vậy doanh nghiệp sẽ yêu cầu cao hơn về năng lực, trình độ chuyên môn kỹ thuật của nhân sự, từ đó gia tăng nhu cầu tuyển dụng nhóm lao động có trình độ từ đại học trở lên.

Nói thêm về xu hướng tuyển dụng những tháng cuối năm, ông Vũ Quang Thành cho rằng, mặc dù thị trường còn có những khó khăn nhất định, nhưng nhu cầu tuyển dụng ở thời điểm này vẫn rất lớn. Đặc biệt trong quý 4 các doanh nghiệp luôn có xu hướng tuyển dụng lao động tăng hơn so với những thời gian trước đó trong năm. Hiện Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội đang nhận được rất nhiều đơn đăng ký tuyển dụng từ các doanh nghiệp tham gia phiên giao dịch việc làm. Trong đó, lĩnh vực thương mại – dịch vụ luôn là nhóm có số lượng tuyển dụng cao nhất, riêng tại địa bàn Hà Nội luôn chiếm hơn 90% trong tổng số nhu cầu tuyển dụng của các nhóm ngành nghề. Từ nay đến cuối năm nhu cầu tuyển dụng những ngành này tiếp tục tăng.

Tăng cường đào tạo tại chỗ ở các doanh nghiệp

TS. Trịnh Thu Nga, Phó Viện trưởng Viện Khoa học, Lao động và Xã hội (Bộ LĐ-TB-XH) cũng cho rằng để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp cần tăng cường đào tạo tại chỗ cho các doanh nghiệp. Trong thời gian qua, Bộ LĐ-TB-XH đã có các chương trình phối hợp, hỗ trợ với các doanh nghiệp FDI để đào tạo, đào tạo nâng cao cho người lao động nhằm đáp ứng yêu cầu của ứng dụng các công nghệ mới, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI lớn tại Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang… Việc tăng cường đào tạo tại chỗ trong ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao trước mắt là rất quan trọng. Bên cạnh đó, cũng cần phát huy vai trò của các Trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương trong tăng cường kết nối cung - cầu để gắn kết, liên thông, kết nối với các tỉnh, thành phố lân cận, hoặc giữa các vùng với nhau. Từ đó, thực hiện tốt việc điều phối, thu hút nhân lực chất lượng cao cho các doanh nghiệp trên địa bàn.


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây