Thứ sáu, 22/11/2024, 04:52

Hàng nghìn người dân, du khách về thăm quê Bác dịp lễ 30/4, 1/5

Trong những ngày này, Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Kim Liên (huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) đón hàng nghìn lượt du khách, người dân từ khắp mọi miền đất nước về thăm viếng.
Về Kim Liên, du khách sẽ được nghe những câu chuyện xúc động về Bác và gia đình từ các thuyết minh viên, hiểu rõ hơn về nơi Người đã được sinh ra và lớn lên.
Về Kim Liên, du khách sẽ được nghe những câu chuyện xúc động về Bác và gia đình từ các thuyết minh viên, hiểu rõ hơn về nơi Người đã được sinh ra và lớn lên.
 

Mỗi năm, Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Kim Liên đón hàng triệu lượt du khách về thăm viếng.

Theo thông tin từ Ban quản lý Khu di tích Kim Liên cho biết, trong 2 ngày qua, Khu Di tích đã đón hàng nghìn lượt du khách về thăm. Cụ thể, ngày 27/4 gần 7.000 lượt du khách và ngày 28/4, hơn 16.000 lượt du khách.

Chị Phan Thị Quý, Phó Trưởng phòng Truyên truyền giáo dục Khu di tích Kim Liên chia sẻ, để chuẩn bị tốt công tác đón du khách trong nước và nước ngoài về hành hương, Ban quản lý đã triển khai kế hoạch từ rất sớm. Với tinh thần phục vụ tốt nhất, ngày 26/4, Ban quản lý và các lực lượng liên quan đã họp thống nhất, đưa ra những phương án phối hợp về công tác bảo đảm an ninh trật tự, phòng, chống cháy nổ, phân luồng giao thông, bảo đảm an toàn cho du khách, người dân.

Một số hình ảnh ghi nhận của phóng viên:

Hàng nghìn người dân, du khách về thăm quê Bác dịp lễ 30/4, 1/5 ảnh 1

Du khách thăm nhà ông Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - Thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Hàng nghìn người dân, du khách về thăm quê Bác dịp lễ 30/4, 1/5 ảnh 2

Khoa thi Hội năm Tân Sửu (1901), ông Nguyễn Sinh Sắc đỗ Phó bảng, lần đầu tiên ở Làng Sen (xã Chung Cự) nay là xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) có người đỗ đạt cao. Trước niềm vinh dự đó, nhân dân Làng Sen đã trích mảnh đất rộng khoảng 2.500m2 đất học điền làm vườn, mua một ngôi nhà 5 gian bằng gỗ lợp tranh lá mía về dựng tại đây và mời gia đình Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc về ở. Từ năm 1901-1906, ông Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc cùng 3 người con (Nguyễn Thị Thanh, Nguyễn Tất Đạt, Nguyễn Tất Thành-tên gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh thời niên thiếu) rời làng Hoàng Trù, về sống ở Làng Sen. Nơi đây cũng ghi dấu sự kiện 2 lần Bác về thăm quê (ngày 16/6/1957 và 9/12/1961).

Nếu như Làng Sen là nơi thân phụ của Bác đã về vinh quy bái tổ, thì làng Hoàng Trù-quê ngoại, là nơi Bác Hồ cất tiếng khóc chào đời.

Ở cụm di tích Hoàng Trù, trong không gian yên bình với những rặng tre xanh ngát, những hàng cau, hàng râm bụt, có ngôi nhà 3 gian, mái lá, xung quanh che phên đang lưu giữ những kỷ vật gắn bó những năm tháng tuổi thơ đẹp đẽ và cũng đầy gian khó, nhọc nhằn của Người cùng gia đình.

Hàng nghìn người dân, du khách về thăm quê Bác dịp lễ 30/4, 1/5 ảnh 3

Nhiều em nhỏ được cùng ông bà, bố mẹ về thăm quê Bác.

Hàng nghìn người dân, du khách về thăm quê Bác dịp lễ 30/4, 1/5 ảnh 4

Dòng người nối liền nhau ngay từ sáng sớm.

Hàng nghìn người dân, du khách về thăm quê Bác dịp lễ 30/4, 1/5 ảnh 5

Mỗi người dân đều mang theo lòng thành kính, tự hào và bồi hồi xúc động khi về thăm quê Bác.

Hàng nghìn người dân, du khách về thăm quê Bác dịp lễ 30/4, 1/5 ảnh 6

Cánh võng mộc mạc, chiếc khung cửi thân thương… và những vật dụng gắn bó với tuổi thơ của Bác.

Hàng nghìn người dân, du khách về thăm quê Bác dịp lễ 30/4, 1/5 ảnh 7
Ngày 29/4, dù thời tiết nắng nóng nhưng có hơn 17.000 lượt du khách về với Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Kim Liên.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây