“Nếu có cơ hội, tôi sẽ tiếp tục lại ra Trường Sa” đó là tâm nguyện của tôi chia sẻ với Trưởng đoàn công tác số 17 - Đại tá Phạm Minh Tuấn trước khi tạm biệt Trường Sa thân yêu.
Chuyến hải trình 8 ngày đêm, đến thăm các điểm đảo Trường Sa đúng vào dịp tháng 5, được cho là thời điểm “trời yên, biển lặng” nhất. Nhưng, đối với chúng tôi, quả thực là một thử thách không nhỏ. Bởi, ngoài những thời gian ngắn ngủi lên các đảo thăm hỏi, động viên cán bộ chiến sỹ và nhân dân, còn lại là ở trên tàu. Nắng, gió và sóng biển, nhưng thời điểm hối hả tàu di chuyển từ đảo này sang đảo khác, lúc lại thả neo ngoài xa đợi thủy triều lên để tàu cập đảo. Cũng nhờ thế, mà tôi có được khoảng thời gian quý giá để chụp những bức hình về biển đảo thiêng thiêng của Tổ Quốc, là ước nguyện trong cuộc đời làm báo của tôi với Trường Sa thân yêu.
Chuyến đi công tác Trường Sa lần này, tôi thực sự có may mắn và hạnh phúc được đến với các đảo Sinh Tồn, Cô Lin, Đá Tây C, Đá Đông A, Trường Sa lớn, Nhà giàn DK1/11. Công tác phục vụ, nội dung chương trình hoạt động bám sát mục đích, yêu cầu kế hoạch của Quân chủng Hải quân đã xác định. Các địa phương và đơn vị đều chuẩn bị những phần quà ý nghĩa để tặng quân dân trên đảo như: Tỉnh Đắk Nông trao tặng 01 công trình thể thao vui chơi cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên quần đảo Trường Sa trị giá 5 tỷ đồng; Chương trình xanh hóa Trường Sa như: Công ty cổ phần LICOGI 13 tặng 300 triệu đồng; tỉnh Đắk Nông 200 triệu đồng; Công ty cổ phần VKC GROUP 100 triệu đồng; Viện ứng dụng công nghệ ủng hộ 50 triệu đồng và nhiều ấn phẩm sách báo khác… góp phần nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ và đời sống sinh hoạt cho cán bộ, chiến sỹ, nhân dân và các lực lượng trên đảo.

Đến các đảo được nghe chỉ huy đảo báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2023 và quý 1/2024, đại diện các đoàn đại biểu đã phát biểu ghi nhận, chúc mừng những thành tích của cán bộ, chiến sỹ, nhân dân các lực lượng trên đảo, Nhà giàn. Đồng thời chia sẻ tình cảm, động viên tinh thần với cán bộ, chiến sỹ, nhân dân nỗ lực khắc phục khó khăn, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Không khí làm việc tại các đảo, Nhà giàn diễn ra sôi nổi, quân và dân trên đảo phấn khởi khi được lãnh đạo đoàn công tác và các đoàn đại biểu, các nhà báo thăm hỏi, động viên. Đặc biệt, đoàn nghệ thuật tỉnh Đồng Nai chuẩn bị chương trình nghệ thuật đặc sắc phục vụ cán bộ, chiến sĩ, nhân dân trên đảo, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, động viên cán bộ, chiến sỹ, nhân dân và các lực lượng làm nhiệm vụ trên đảo, nhà giàn yên tâm phấn khởi, vững ý chí, niềm tin, vượt mọi khó khăn, thử thách, trụ vững nơi đầu sóng ngọn gió, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền vùng biển, đảo của Tổ quốc. Đối với anh em phóng viên nhà báo thuộc các cơ quan thông tấn báo chí, trung ương, địa phương, đây là cơ hội tốt nhất để tác nghiệp, tranh thủ thời gian thu thập thông tin, tư liệu để phản ánh đời sống cán bộ, chiến sỹ, nhân dân huyện đảo Trường Sa và nhà giàn DK1.

Trên hải trình, đoàn chúng tôi dừng tại vùng biển cụm đảo Cô Lin - Len Đao - Gạc Ma để làm lễ tưởng niệm cán bộ, chiến sĩ hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc trong sự kiện ngày 14/3/1988. Những cảm xúc thật khó diễn tả bằng lời “Lễ tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ hy sinh trên vùng biển và thềm lục địa” với gần 200 thành viên của đoàn công tác có mặt trên tàu 561 đều nghẹn ngào, kính cẩn thắp nén tâm nhang trong tiếng nhạc “Hồn tử sĩ” và tiếng còi tàu tri ân rền vang giữa biển khơi, cầu mong cho linh hồn các anh được thanh thản, bình yên trong lòng Tổ quốc Việt Nam. Nơi đây, dưới biển cả trong xanh là linh hồn của các chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam đã anh dũng hy sinh vì chủ quyền biển đảo thân yêu. Các anh đã cống hiến trọn tuổi thanh xuân của mình cho dân tộc trường tồn, cho chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc được bảo vệ vững chắc. Những bông hoa cúc, hoa hồng, những con hạc giấy được thả xuống vùng biển linh thiêng, nơi 64 cán bộ, chiến sĩ ngã xuống trong trận chiến bảo vệ đảo Gạc Ma ngày 14/3/1988 cầu cho linh hồn các anh đời đời bất diệt.
Lớp học ở trường tiểu học xã Sinh Tồn
Mặc dù thời gian ngắn, nhưng trong chuyến đi này, các thành viên của đoàn công tác được tận mắt chứng kiến hoạt động của các chiến sĩ đảo Trường Sa, được ngắm quang cảnh trên đảo, nhà giàn nơi tiền tiêu Tổ quốc, thấy được ý nghĩa và cảm nhận nhiều hơn, hiểu hơn về biển cả, đảo xa. Chúng tôi hiểu thêm cuộc sống của các lực lượng làm nhiệm vụ trên đảo, nhà giàn, tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn nhiều khó khăn gian khổ, vất vả. Các thành viên đều rất tự hào khâm phục trước sự phấn đấu hy sinh, khắc phục khó khăn gian khổ, giữ vững niềm tin, ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo của cán bộ, chiến sỹ và nhân dân trên quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK; đồng thời thấy rõ trách nhiệm cần phải tiếp tục tuyên truyền cho các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương, các tầng lớp nhân dân về chủ quyền, trong xây dựng và phát triển kinh tế, góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết 36 của Trung ương về phát triển kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045, tạo lên sức mạnh tổng hợp bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Chào cờ đầu tuần ở Đảo Trường Sa lớn
Sách báo là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với cán bộ. chiến sĩ trên Đảo Trường Sa
Có quá nhiều kỷ niệm, quá nhiều những câu chuyện trong suốt 10 ngày lênh đênh trên biển với: Song Tử Tây, Nam Yết, Sinh Tồn Đông, Len Đao, Đảo Đá Lớn, Nhà dàn DK1, Trường Sa lớn... mà tôi không thể kể hết được, chỉ biết rằng mỗi khi ai đó nhắc tới Trường Sa là lòng tôi lại nhớ, lại đau đáu những nỗi niềm mà tôi chưa thể thực hiện được “vì Trường Sa thân yêu”. Tôi mong sao những đồng nghiệp làm báo có cơ hội được đi nhiều hơn nữa với quần đảo Trường Sa để có thể cảm nhận một cách chân thực về cuộc sống, con người trên mỗi tấc đất, vùng trời, vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc. Trường Sa đã để lại nhiều ấn tượng trong ký ức của tôi và đó sẽ là những kỷ niệm không bao giờ quên trong suốt cuộc đời làm báo của mình./.
Trần Duy Ngoãn

Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở thị trấn Trường Sa - huyện Đảo Trường Sa - tỉnh Khánh Hòa
Đoàn chúng tôi xúc động được đến dâng hương tưởng niệm Bác Hồ ở thị trấn Trường Sa (huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa). Nhà tưởng niệm Bác Hồ là nơi thu hút nhiều khách từ đất liền đến dâng hương tưởng niệm. Nhà tưởng niệm Bác Hồ được Đảng bộ và nhân dân tỉnh Nghệ An đóng góp kinh phí trùng tu, xây dựng vào năm 2010, đúng dịp kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Bác. Trên khu đất có tổng diện tích gần 800m2, nằm ở vị trí trang trọng, trung tâm của đảo, Công trình gồm 5 hạng mục: Nhà tưởng niệm, nhà bia, nhà chuông, cổng và hàng rào. Trong nhà tưởng niệm đặt bức tượng toàn thân của Bác bằng đồng nặng gần 1 tấn. Nhà tưởng niệm được xây theo phong cách truyền thống với mái ngói cong, có biểu vật trang trí hình con sóng biển cách điệu. Trong không gian của nhà tưởng niệm có đặt 8 tủ kính trưng bày 64 bức hình và lưu bút của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ thời niên thiếu, quê hương, gia đình, quá trình hoạt động cách mạng của Người. Tại gian trưng bày Bác Hồ với bộ đội hải quân có lưu lại những hình ảnh quý giá của Người. Đây cũng là nơi sinh hoạt và giáo dục truyền thống cho bộ đội và nhân dân trên đảo, giúp mọi người nhận thức được trách nhiệm để sống, chiến đấu, học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, xứng đáng với lời căn dặn của Bác khi Người về thăm Quân chủng Hải quân năm 1961: “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng; ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó”.

Mặc dù thời gian ngắn, nhưng trong chuyến đi này, các thành viên của đoàn công tác được tận mắt chứng kiến hoạt động của các chiến sĩ đảo Trường Sa, được ngắm quang cảnh trên đảo, nhà giàn nơi tiền tiêu Tổ quốc, thấy được ý nghĩa và cảm nhận nhiều hơn, hiểu hơn về biển cả, đảo xa. Chúng tôi hiểu thêm cuộc sống của các lực lượng làm nhiệm vụ trên đảo, nhà giàn, tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn nhiều khó khăn gian khổ, vất vả. Các thành viên đều rất tự hào khâm phục trước sự phấn đấu hy sinh, khắc phục khó khăn gian khổ, giữ vững niềm tin, ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo của cán bộ, chiến sỹ và nhân dân trên quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK; đồng thời thấy rõ trách nhiệm cần phải tiếp tục tuyên truyền cho các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương, các tầng lớp nhân dân về chủ quyền, trong xây dựng và phát triển kinh tế, góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết 36 của Trung ương về phát triển kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045, tạo lên sức mạnh tổng hợp bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Tuy là thời điểm tháng 5, nhưng chuyến đi của chúng tôi cũng bị ảnh hưởng thời tiết, biển động, gió giật mạnh cấp 6 cấp 7 lại đúng vào thời điểm chúng tôi đến thăm Nhà giàn DK1-11. Trưởng đoàn công tác Đại tá Pham Minh Tuấn quyết định điều chỉnh phương án xử lý tình huống này. Các đoàn cử 1/3 số lượng đại biểu lên thăm Nhà dàn, do biển động, sóng lớn nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối. Riêng các phóng viên nhà báo cao tuổi, phóng viên nữ cũng không ra Nhà dàn mà ở lại tàu.

Có quá nhiều kỷ niệm, quá nhiều những câu chuyện trong suốt 10 ngày lênh đênh trên biển với: Song Tử Tây, Nam Yết, Sinh Tồn Đông, Len Đao, Đảo Đá Lớn, Nhà dàn DK1, Trường Sa lớn... mà tôi không thể kể hết được, chỉ biết rằng mỗi khi ai đó nhắc tới Trường Sa là lòng tôi lại nhớ, lại đau đáu những nỗi niềm mà tôi chưa thể thực hiện được “vì Trường Sa thân yêu”. Tôi mong sao những đồng nghiệp làm báo có cơ hội được đi nhiều hơn nữa với quần đảo Trường Sa để có thể cảm nhận một cách chân thực về cuộc sống, con người trên mỗi tấc đất, vùng trời, vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc. Trường Sa đã để lại nhiều ấn tượng trong ký ức của tôi và đó sẽ là những kỷ niệm không bao giờ quên trong suốt cuộc đời làm báo của mình./.
Trần Duy Ngoãn
Tags: Trường Sa