Thứ năm, 21/11/2024, 18:25

Nghệ An xây dựng mới 3.340 mô hình dân vận khéo trên các lĩnh vực

Toàn tỉnh Nghệ An đã xây dựng mới 3.340 mô hình dân vận khéo trên các lĩnh vực, trong đó có 2.700 mô hình tập thể, 640 mô hình cá nhân.

 

Chiều 12/7, Ban chỉ đạo phong trào thi đua “Dân vận khéo” tỉnh họp sơ kết phong trào thi đua “Dân vận khéo” 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2023. Đồng chí Hoàng Nghĩa Hiếu – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban chỉ đạo phong trào thi đua “Dân vận khéo” tỉnh chủ trì.

Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Ngọc Kim Nam – Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; Lê Hồng Vinh – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Nguyễn Thị Kim Chi – Bí thư Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh.

Xây dựng mới 3.340 mô hình tập thể và cá nhân

bna_a hieu pb chon. anh thanh le.jpg
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: TL

Trong 6 tháng đầu năm 2023, Ban chỉ đạo đã đẩy mạnh việc xây dựng và tổ chức thực hiện các mô hình “Dân vận khéo” trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng hệ thống chính trị gắn với nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới tại địa phương, đơn vị.

Toàn tỉnh đã xây dựng mới 3.340 mô hình tập thể và cá nhân (2.700 mô hình tập thể, 640 mô hình cá nhân). Trong đó, có gần 1.000 mô hình kinh tế, hơn 1.600 mô hình văn hóa – xã hội, 360 mô hình quốc phòng - an ninh, hơn 360 mô hình xây dựng Đảng và hệ thống chính trị.

bna_ a nam. anh thanh le.jpg
Đồng chí Ngọc Kim Nam - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy báo cáo kết quả phong trào thi đua "Dân vận khéo". Ảnh: TL

Nội dung phong trào thi đua bám sát với thực tiễn, đáp ứng được những yêu cầu, đòi hỏi của cuộc sống, tạo niềm tin, sự ủng hộ, đồng thuận cao của nhân dân.

Phong trào thi đua “Dân vận khéo” trong toàn tỉnh đã góp phần tích cực trong việc phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.

bna_db2. anh thanh le.jpg
Các đại biểu tham dự hội nghị. Ảnh: TL

Tuy nhiên, một số cấp ủy, chính quyền chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm, chưa chủ động trong việc lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng mô hình “Dân vận khéo”, có nơi triển khai còn hình thức. Một số đơn vị còn lúng túng trong tổ chức, đăng ký thực hiện mô hình "Dân vận khéo". Kết quả xây dựng và nhân rộng mô hình “Dân vận khéo” trên lĩnh vực kinh tế còn hạn chế, chưa có tính đột phá, việc xây dựng mô hình tại vùng tôn giáo còn khó khăn.

bna_ vinh. anh thanh le.jpg
Đồng chí Lê Hồng Vinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đánh giá cao hiệu quả các mô hình dân vận khéo, đề nghị gắn xây dựng mô hình dân vận khéo với việc triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia. Ảnh: TL

Thảo luận tại hội nghị, các thành viên Ban chỉ đạo đã báo cáo, chia sẻ cách làm hay về các mô hình điển hình dân vận khéo trong các lĩnh vực; đồng thời trao đổi các khó khăn, đề xuất kiến nghị để lan tỏa, phát huy hiệu quả của phong trào.

Một số đại biểu đề nghị cần có bộ tiêu chí đánh giá mô hình “Dân vận khéo” để từ đó nhận rộng những mô hình tiêu biểu thực sự hiệu quả.

bna_chi chi. anh thanh le.jpg
Đồng chí Nguyễn Thị Kim Chi - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh đề nghị cần tăng cường tuyên truyền Luật dân chủ ở cơ sở; thực hiện công tác dân vận khéo gắn với chủ trương của Đảng và Nhà nước; dân vận khéo gắn liền với cải cách hành chính. Ảnh: TL

Tạo sức lan tỏa trong cộng đồng

Kết luận hội nghị, đồng chí Hoàng Nghĩa Hiếu – Phó Bí thư Tỉnh ủy cho rằng, việc triển khai xây dựng, duy trì và nhân rộng các mô hình "Dân vận khéo" trên các lĩnh vực, nhiều địa phương có cách làm mới, sáng tạo, thiết thực và đạt hiệu quả cao, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng và đồng thuận trong nhân dân; góp phần tích cực trong việc phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; giữ vững an ninh quốc phòng.

Triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2023, Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Nghĩa Hiếu nhấn mạnh: Việc triển khai phong trào thi đua phải được thực hiện hài hòa theo hai chiều, trong đó cần lắng nghe ý kiến phản hồi, đối thoại từ người dân; tiếp thu sáng kiến từ cơ sở, đặc biệt là những sáng kiến trong triển khai phong trào thi đua "Dân vận khéo" để người dân thấy được quyền lợi gắn với trách nhiệm của mình trong thực hiện phong trào.

Đồng thời, phong trào "Dân vận khéo" phải sẻ chia những bức xúc, phản ánh của người dân, tập trung lực lượng toàn dân để tạo sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc với mục tiêu thực hiện thành công nhiệm vụ chính trị của tỉnh, của địa phương, đơn vị.

bna_a hung. anh than le.jpg
Đồng chí Trần Văn Hùng - Phó Tổng Biên tập Báo Nghệ An trao đổi kết quả tuyên truyền về phong trào dân vận khéo trên các ấn phẩm của Báo Nghệ An. Ảnh: TL

Phó Bí thư Tỉnh ủy đề nghị các đồng chí thành viên Ban chỉ đạo tiếp tục tuyên truyền, vận động thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” và Chỉ thị số 05 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về nâng cao hiệu quả phong trào thi đua “Dân vận khéo” trong các cấp, các ngành; căn cứ vào tình hình thực tiễn để dự báo trước những ảnh hưởng tiêu cực.

Từ đó, tiếp tục triển khai phong trào thi đua "Dân vận khéo" trong các cơ quan nhà nước, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang gắn với nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; phù hợp với lòng dân. Đồng thời xây dựng, duy trì, nhân rộng mô hình "Dân vận khéo" trên các lĩnh vực.

bna_ a hieu. anh thanh le.jpg
Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Nghĩa Hiếu kết luận hội nghị. Ảnh: TL

Triển khai tốt công tác kiểm tra, công nhận mô hình, điển hình “Dân vận khéo”; tổng kết đánh giá kết quả phong trào thi đua "Dân vận khéo" năm 2023, biểu dương điển hình "Dân vận khéo" theo quy định.

bna_db1. anh thanh le.jpg
Đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành tham dự hội nghị. Ảnh: TL

Đôn đốc các cơ quan, đơn vị, phóng viên tham gia cuộc thi báo chí viết về mô hình, điển hình "Dân vận khéo" tiêu biểu tỉnh Nghệ An năm 2023, tổ chức chấm và trao giải cho các tác phẩm và các mô hình xứng đáng.


Thanh Lê/ Báo Nghệ An


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây