(Hoinhabaonghean.vn) - Không giống như phóng viên thuộc các cơ quan báo chí Trung ương và cấp tỉnh với nhiều điều kiện thuận lợi hơn về mặt tác nghiệp, cơ sở vật chất…, các phóng viên đài huyện hoạt động trong điều kiện vô cùng khó khăn, vất vả. Song, họ vẫn tâm huyết với nghề, yêu nghề, không quản ngại khó khăn, luôn bám sát cơ sở, kịp thời phản ánh tâm tư nguyện vọng của người dân, những sự kiện diễn ra trên địa bàn.
Sau khi sáp nhập với Trung tâm Văn hóa, Thể thao các huyện, thành, thị, các Đài Truyền thanh - Truyền hình trở thành một bộ phận của Trung tâm VHTT&TT, với tên gọi bộ phận Truyền thông. Về cơ bản, hoạt động bộ phận Truyền thông vẫn duy trì như trước, tuy nhiên tính báo chí cũng có nhiều giảm sút khi tên “Đài Truyền hình” không còn, và khi sóng truyền hình theo quy định bị cắt, thì phóng viên tuyến huyện là những người ít được biết đến nhất trong nghề làm báo.
Tuy nhiên, trong “cái khó, ló cái khôn”, bộ phận Truyền thông đã đa dạng cách làm để đảm bảo nhân dân trong huyện có thể nghe, xem trên nhiều kênh thông tin như qua trang trang fanpage, Youtube, trang thông tin điện tử, qua sóng FM, hệ thống loa truyền thanh, qua các kênh sóng của Đài PTTH Nghệ An, Báo Nghệ An…
Vì vậy, mỗi phóng viên Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thông cấp huyện đều vừa biết quay, viết lại còn chụp ảnh, dựng hình, rồi cả phát thanh viên. Điều đó giờ đây xem là chuyện bình thường nên cứ thế mà làm, làm một cách vui vẻ, nhiệt huyết… Thách thức, song cũng là cơ hội tốt để phóng viên trưởng thành hơn.
Anh Lê Đồng – cán bộ quay phim của Trung tâm VH TT&TT huyện Diễn Châu chia sẻ: “Là huyện vùng biển, địa phương chịu nhiều ảnh hưởng của bão, lũ, những lúc như vậy, anh em phải trực 24/24 giờ để khi cần là chạy ngay xuống cơ sở nắm bắt và phản ánh thông tin kịp thời và sớm nhất, vừa để phục vụ cho bản tin hằng ngày của huyện, vừa cộng tác cho Đài Phát thanh-Truyền hình Nghệ An. Có lần đi cùng lực lượng Biên phòng cứu hộ ngư dân trong đêm bị nạn trên biển, khi trở về do sóng to gió lớn khiến cano bị lật, người bị thương, máy bị hỏng… Khó khăn là thế nhưng anh em không nề hà gì mà vẫn làm việc cật lực, nhằm chuyển tải những thông tin nóng, nhanh và chính xác nhất đến công chúng địa phương”.
Còn phóng viên Thanh Thủy – Trung tâm VHTT&TT Thị xã Hoàng Mai chia sẻ: “Để thực hiện tốt công tác tuyên truyền tại địa phương, phóng viên luôn nỗ lực, quyết tâm trong công việc, đổi mới nội dung cũng như phương pháp tuyên truyền để thông tin đến khán, thính giả không bị nhàm chán, góp phần đưa công tác tuyên truyền đi vào chiều sâu. Để làm được điều đó, tôi chú trọng việc bám sát cơ sở, lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của người dân cũng như vấn đề dư luận quan tâm. Nhờ đó, những bài viết luôn có tính chính xác cao, phản ánh trung thực, khách quan những sự kiện xảy ra ở địa phương”.
Có thể nói, những sản phẩm báo chí được tạo ra từ những phóng viên, kỹ thuật viên, biên tập viên chân chính sẽ góp phần giúp mang đến nhiều thông tin bổ ích, nhiều chương trình hay, có chất lượng gửi đến khán, thính giả. Qua đó, hình thành những lối sống đẹp, lan tỏa với những hoạt động ý nghĩa, yêu thương, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương. Ông Nguyễn Xuân Hải – Giám đốc Trung tâm VHTT&TT Diễn Châu - Thư ký Chi hội Nhà báo Diễn-Yên- Quỳnh – Hoàng Mai, cho biết: “Được sự quan tâm của lãnh huyện, cùng với sự nỗ lực vượt khó, Trung tâm VH, TT&TT đã có nhiều đổi mới cả về nội dung lẫn hình thức tuyên truyền. Ngoài việc thực hiện chương trình phát thanh hằng ngày, Trung tâm VH, TT&TT các huyện còn thường xuyên cộng tác với Đài Phát thanh và Truyền hình Nghệ An, Báo Nghệ An, Cổng thông tin điện tử các huyện, thành phố.
Để có được lượng tin, bài bảo đảm phát sóng và luôn đổi mới các chương trình cả về nội dung lẫn hình thức, phóng viên làm báo cấp huyện, thành, thị cũng phải đối mặt với những vất vả, thách thức giống như tất cả các phóng viên, nhà báo khác. Mặc dù công việc chẳng khác gì những cơ quan báo chí khác, thế nhưng truyền thông cấp huyện, thành, thị vẫn không được công nhận là cơ quan báo chí, mà chỉ là cơ quan tuyên truyền do UBND huyện quản lý, nên nhiều phóng viên không được cấp thẻ nhà báo để tác nghiệp, đó là khó khăn lớn nhất của những người làm báo cấp huyện, thành, thị. Vì vậy, cơ quan chức năng cần chia sẻ, quan tâm hơn nữa, tạo điều kiện để các phóng viên các trung tâm cấp huyện, thành, thị hoạt động hiệu quả hơn, tạo động lực để anh chị em phóng viên tiếp tục giữ được lòng yêu nghề, tâm huyết với nghề nghiệp mà mình đã chọn".
Mai Giang
Trung tâm VH-TT & TT huyện Diễn Châu
Tuy nhiên, trong “cái khó, ló cái khôn”, bộ phận Truyền thông đã đa dạng cách làm để đảm bảo nhân dân trong huyện có thể nghe, xem trên nhiều kênh thông tin như qua trang trang fanpage, Youtube, trang thông tin điện tử, qua sóng FM, hệ thống loa truyền thanh, qua các kênh sóng của Đài PTTH Nghệ An, Báo Nghệ An…
Vì vậy, mỗi phóng viên Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thông cấp huyện đều vừa biết quay, viết lại còn chụp ảnh, dựng hình, rồi cả phát thanh viên. Điều đó giờ đây xem là chuyện bình thường nên cứ thế mà làm, làm một cách vui vẻ, nhiệt huyết… Thách thức, song cũng là cơ hội tốt để phóng viên trưởng thành hơn.
Phóng viên Trung tâm Văn hóa - Thể thao & Truyền thông huyện Diễn Châu LiveStream tại một chương trình lễ kỷ niệm
Khó khăn là thế, nhưng niềm vui của phóng viên làm báo cấp huyện, thành, thị là được gắn bó với cơ sở. Việc đi cơ sở, xuống từng khu dân cư, tổ dân phố để viết tin, bài, thấy được sức lan tỏa từ những bài viết của mình là động lực để phóng viên thêm yêu và gắn bó với nghề hơn.Anh Lê Đồng – cán bộ quay phim của Trung tâm VH TT&TT huyện Diễn Châu chia sẻ: “Là huyện vùng biển, địa phương chịu nhiều ảnh hưởng của bão, lũ, những lúc như vậy, anh em phải trực 24/24 giờ để khi cần là chạy ngay xuống cơ sở nắm bắt và phản ánh thông tin kịp thời và sớm nhất, vừa để phục vụ cho bản tin hằng ngày của huyện, vừa cộng tác cho Đài Phát thanh-Truyền hình Nghệ An. Có lần đi cùng lực lượng Biên phòng cứu hộ ngư dân trong đêm bị nạn trên biển, khi trở về do sóng to gió lớn khiến cano bị lật, người bị thương, máy bị hỏng… Khó khăn là thế nhưng anh em không nề hà gì mà vẫn làm việc cật lực, nhằm chuyển tải những thông tin nóng, nhanh và chính xác nhất đến công chúng địa phương”.
Phóng viên Trung tâm Văn hóa - Thể thao & Truyền thông huyện Diễn Châu vừa làm nhiệm vụ biên tập, vừa đảm nhiệm việc quay phim
Còn phóng viên Thanh Thủy – Trung tâm VHTT&TT Thị xã Hoàng Mai chia sẻ: “Để thực hiện tốt công tác tuyên truyền tại địa phương, phóng viên luôn nỗ lực, quyết tâm trong công việc, đổi mới nội dung cũng như phương pháp tuyên truyền để thông tin đến khán, thính giả không bị nhàm chán, góp phần đưa công tác tuyên truyền đi vào chiều sâu. Để làm được điều đó, tôi chú trọng việc bám sát cơ sở, lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của người dân cũng như vấn đề dư luận quan tâm. Nhờ đó, những bài viết luôn có tính chính xác cao, phản ánh trung thực, khách quan những sự kiện xảy ra ở địa phương”.
Phóng viên Trung tâm Văn hóa - Thể thao & Truyền thông huyện Tân Kỳ tác nghiệp
Để tạo ra sản phẩm là chương trình thông tin tổng hợp hoàn chỉnh chuyển đến thính giả, một trong những khâu quan trọng đó là thu âm và xử lý âm thanh. Bằng tình yêu nghề trong suốt chặng đường đã qua, Phương Liên – KTV Trung tâm VHTT&TT Diễn Châu đã không ngừng tìm tòi, sáng tạo và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Chị chia sẻ: “Để kịp thời chuyển tải nội dung chương trình thông tin tổng hợp đến với thính giả, tôi luôn chủ động sắp xếp thời gian trong việc thu, dựng, xử lý âm thanh và hoàn chỉnh chương trình phát thanh trước giờ phát sóng. Để chương trình phát trên sóng phát thanh đến với bạn nghe đài với chất lượng sóng tốt và âm thanh nghe rõ, tôi thường xuyên phối hợp với đài truyền thanh cơ sở kiểm tra chất lượng sóng để khắc phục kịp thời, đồng thời, hỗ trợ đài truyền thanh cơ sở khắc phục sự cố kỹ thuật truyền thanh. Để thực hiện tốt công việc trên, đòi hỏi người kỹ thuật luôn tâm huyết và yêu nghề, tôi rất thích công việc này và sẽ phấn đấu học hỏi nâng cao trình độ, nhằm đáp ứng tốt nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân”.Có thể nói, những sản phẩm báo chí được tạo ra từ những phóng viên, kỹ thuật viên, biên tập viên chân chính sẽ góp phần giúp mang đến nhiều thông tin bổ ích, nhiều chương trình hay, có chất lượng gửi đến khán, thính giả. Qua đó, hình thành những lối sống đẹp, lan tỏa với những hoạt động ý nghĩa, yêu thương, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương. Ông Nguyễn Xuân Hải – Giám đốc Trung tâm VHTT&TT Diễn Châu - Thư ký Chi hội Nhà báo Diễn-Yên- Quỳnh – Hoàng Mai, cho biết: “Được sự quan tâm của lãnh huyện, cùng với sự nỗ lực vượt khó, Trung tâm VH, TT&TT đã có nhiều đổi mới cả về nội dung lẫn hình thức tuyên truyền. Ngoài việc thực hiện chương trình phát thanh hằng ngày, Trung tâm VH, TT&TT các huyện còn thường xuyên cộng tác với Đài Phát thanh và Truyền hình Nghệ An, Báo Nghệ An, Cổng thông tin điện tử các huyện, thành phố.
Để có được lượng tin, bài bảo đảm phát sóng và luôn đổi mới các chương trình cả về nội dung lẫn hình thức, phóng viên làm báo cấp huyện, thành, thị cũng phải đối mặt với những vất vả, thách thức giống như tất cả các phóng viên, nhà báo khác. Mặc dù công việc chẳng khác gì những cơ quan báo chí khác, thế nhưng truyền thông cấp huyện, thành, thị vẫn không được công nhận là cơ quan báo chí, mà chỉ là cơ quan tuyên truyền do UBND huyện quản lý, nên nhiều phóng viên không được cấp thẻ nhà báo để tác nghiệp, đó là khó khăn lớn nhất của những người làm báo cấp huyện, thành, thị. Vì vậy, cơ quan chức năng cần chia sẻ, quan tâm hơn nữa, tạo điều kiện để các phóng viên các trung tâm cấp huyện, thành, thị hoạt động hiệu quả hơn, tạo động lực để anh chị em phóng viên tiếp tục giữ được lòng yêu nghề, tâm huyết với nghề nghiệp mà mình đã chọn".
Mai Giang
Trung tâm VH-TT & TT huyện Diễn Châu
Tags: Phóng viên đài huyện