Là vùng quê giàu truyền thống cách mạng, trong các cuộc đấu tranh giải phóng của dân tộc, quân và dân thành phố Vinh đã làm nên những chiến công oanh liệt trong lịch sử. Ngày nay, phát huy tiềm năng, vị thế, cùng với sự quan tâm của Trung ương và tỉnh Nghệ An, thành phố Vinh đang từng bước vươn lên, khẳng định vai trò là đầu tàu tăng trưởng của tỉnh, từng bước trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa vùng Bắc Trung bộ.
Một góc Thành phố Vinh
Năm 2023, thành phố Vinh triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện nhiều khó khăn. Nhưng được sự quan tâm, chỉ đạo của tỉnh, Thành ủy, HĐND, UBND thành phố đã triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp; phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, cùng với sự vào cuộc của hệ thống chính trị, sự đồng thuận, ủng hộ tham gia tích cực của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, nên tình hình kinh tế, xã hội của thành phố phát triển ổn định. Nhiều lĩnh vực có mức tăng trưởng cao và mức tăng trưởng của năm sau cao hơn năm trước. Đặc biệt, năm 2023, thành phố Vinh nằm trong tốp dẫn đầu của tỉnh và cả nước.Tổng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề ước đạt 21.210 tỷ đồng, tăng 10, 13% so với cùng kỳ năm 2022. Năm 2023, có 22 doanh nghiệp đã thương thảo đăng ký đầu tư vào Cụm công nghiệp Hưng Đông, trong đó có 4 DN đã ký hợp đồng và đang hoàn thiện thủ tục đầu tư. 814 DN và 2.234 hộ kinh doanh cá thể đã đăng ký thành lập mới.
Để phát huy có hiệu quả nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trên địa bàn, Thành phố đã tăng cường chỉ đạo các giải pháp kích hoạt, hỗ trợ phát triển kinh tế, đẩy mạnh các giải pháp thu ngân sách; đẩy nhanh tiến độ giải vốn đầu tư công, bồi thường giải phóng mặt bằng, thực hiện có hiệu quả các công trình dự án trọng điểm của Tỉnh, thành phố. Kịp thời cấp giấy chứng nhận QSD đất, giải quyết đất khu tập thể, huy động nguồn lực, chỉnh trang đô thị theo kế hoạch số 49/KH-UBND ngày 01/3/2022 về triển khai thực hiện Nghị quyết số 01- NQ/Th.U ngày 26/2/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố về chỉ đạo đột phá cải cách hành chính, phục vụ chuyển đổi số theo Đề án 06/CP của Chỉnh phủ. Đảm báo công tác quốc phòng an ninh, xây dựng thế trận phòng thủ, đấu tranh phòng chống các loại tội phạm. Tăng cường quản lý nhà nước trên các lĩnh vực thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm các quy định về đất đai, trật tự độ thị, xây dựng, môi trường, văn hoá, y tế, vệ sinh an toàn thực phẩm, việc chấp hành kỷ luật. kỷ cương hành chính. Chỉ đạo thực hiện tốt các nội dung công tác tư pháp, thanh tra, tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân trên địa bàn.
Các tuyến đường nội thành ngày càng được đầu tư, nâng cấp. Công tác chỉnh trang đô thị được thành phố quan tâm đầu tư. Ảnh: Quang An
Bà Trần Thị Cẩm Tú- Phó chủ tịch UBND thành phố Vinh cho biết: Thành phố phải đi đầu trong việc chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, trước hết là phát triển bền vững trên cả 3 trụ cột: kinh tế, xã hội, môi trường. Tạo đột phá trong cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; tích cực, chủ động hội nhập quốc tế, liên kết với các địa phương trong cả nước, đẩy mạnh thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực cho phát triển. Năm 2023, tổng giá trị sản xuất của Thành phố Vinh ước đạt 67.161 tỷ đồng, tăng 10,27% so với cùng kỳ năm 2010. Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng đạt 34.828 tỷ đồng, tăng 11,13%, giá trị dịch vụ đạt 31.927 tỷ đồng, tăng 9,51% . Các hoat động thương mại, dịch vụ, du lịch, tài chính ngân hàng, bưu chính viễn thông, vận tải tiếp tục có bước phát triển tích cực. Đảm bảo việc làm cho hàng ngàn lao động có thu nhập ổn định. Năm 2023, tổng giá trị hàng hoá bán lẻ và doanh thu nội địa trên thị trường thành phố đạt 34.750 tỷ đồng, tăng 12,5%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ước đạt 9,27%; thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 60 triệu đồng/năm.
Thành phố đang phát triển mạnh thương mại dịch vụ, trong đó kinh tế đêm được chú trọng. Trong ảnh: Phố đi bộ ở Vinh, điểm hẹn dịp cuối tuần của người dân và du khách.
Thu ngân sách nhà nước đạt kết quả cao. Đến hết tháng 12/2023, thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 3.999,819 tỷ đồng, bằng 201,1% dự toán tỉnh giao, đạt 102,1% KH HĐND thành phố giao, tăng 10,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, thu tiền sử dụng đất đạt 2.800 tỷ đồng, đạt 304,8% dự toán tỉnh giao, đạt 101,1% KH HĐND thành phố giao, tăng 25,6% so với cùng kỳ ”.Kinh tế phát triển, tình hình an ninh chính trị và trật tự ATXH trên địa bàn tiếp tục được giữ vững. Các lĩnh vực văn hoá, giáo dục, y tế, chăm sóc người có công và hộ nghèo được quan tâm đúng mức. Năm học 2022- 2023, Thành phố có 258 học sinh giỏi và 64 giáo viên giỏi được các cấp khen thưởng; 13/25 đơn vị y tế cơ sở đạt các bộ tiêu quốc gia về y tế.
Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM được chỉ đạo quyết liệt. Đến nay, có 3 xã đã được thẩm định đạt tiêu chuẩn NTM nâng cao, đó là: Nghi Phú, Hưng Hoà và Hưng Chính. Xã Nghi Liên đang chỉ đạo nâng cao các tiêu chí, tiêu chuẩn còn yếu để công nhận NTM kiểu mẫu vào năm 2024. Về sản phẩm OCOP, Thành phố có 4 sản phẩm được đề nghị tỉnh công nhận đạt tiêu chuẩn 4 sao. Trong đó, có 1 sản phẩm OCOP được công nhận 5 sao theo tiêu chuẩn Quốc gia Nắm bắt thời cơ và thuận lợi, năm 2024, Thành phố Vinh tiếp tục đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, môi trường sản xuất, kinh doanh; Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 39- NQ/TW ngày 18/7/2023 của Bộ chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố nhiệm kỳ 2020- 2025; hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2021- 2025. Từ đó, tạo thế và lực mới để thành phố phát triển nhanh và bền vững, khẳng định vai trò Vinh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Nghệ An và tiến tới là Trung tâm kinh tế xã hội khu vực Bắc Trung bộ./.
Hoài Sơn
Tags: Thành phố Vinh