(Hoinhabaonghean.vn) - Khi mưa lũ đi qua, nhiều ngôi nhà, nhiều công trình dân sinh ở miền tây xứ Nghệ bị hư hỏng, cuộc sống của người dân gặp nhiều khó khăn. Cùng với sát cánh cấp uỷ, chính quyền và nhân dân khắc phục ảnh hưởng của mưa lũ, cán bộ, chiến sĩ BĐBP Nghệ An - những người luôn coi “ đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt” còn hỗ trợ người dân làm nhà ở, khắc phục đường giao thông…Với họ, đó không chỉ đơn thuần là trách nhiệm mà còn là mệnh lệnh từ trái tim người lính.
Cứu dân - mệnh lệnh từ trái tim người lính
Trong cơn lũ dữ xẩy ra đầu tháng 10 năm 2022 ở địa bàn xã Tà Cạ và thị trấn Mường Xén huyện Kỳ Sơn, hình ảnh người chiến sĩ Biên phòng ôm chặt đứa bé vào lòng vượt qua dòng lũ dữ để đưa cháu đến bệnh viện được lan toả rộng rãi trên mạng xã hội, tất cả người xem đều bày tỏ xúc động trước nghĩa cử đẹp của người lính biên phòng. Người lính đó chính là Thượng uý Nguyễn Như Thành, cán bộ đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn, Bộ đội Biên phòng Nghệ An.
Thượng uý Thành chia sẻ trong lúc cùng đồng đội có mặt để ứng cứu người dân bị lũ quét tại bản Hoà Sơn, anh phát hiện người mẹ trẻ ôm chặt đứa con vài tháng tuổi bị sốt cao đang tìm đường đi đến bệnh viện. Không chút chần chừ, anh đưa tay nói bà mẹ trao đứa bé để anh giúp đưa đến bệnh viện, càng nhanh càng tốt. Chỉ một thoáng, người mẹ đã trao đứa con vào vòng tay Thượng úy Nguyễn Như Thành. Đôi tay người lính suốt đêm đã cầm lái chiếc xe chở quân tăng viện, đã vục sâu xuống dòng nước lũ cứu vớt tài sản cho bà con, đã lấm lem và nhăn nheo vì bùn đất, khẽ khàng và cẩn thận đón lấy đứa trẻ. Dường như anh đã dùng hết tất thảy sự dịu dàng của mình vào thời khắc ấy, khi ôm trong vòng tay một sinh linh nhỏ bé, ôm lấy niềm tin, sự gửi gắm lớn lao của một người mẹ.
Bà con dân bản đứng cạnh bên, người giúp cầm tư trang của trẻ, người đỡ lấy chiếc địu vải để cột chặt lại… Người lính biên phòng bước chân đã thoăn thoắt quen quá đỗi với chốn núi rừng, giờ lại chậm rãi từng bước một. Nơi đây là bản Hòa Sơn, xã Tà Cạ (huyện Kỳ Sơn) - giữa tâm lũ quét kinh hoàng, sau 1 đêm nước lũ gào thét, để lại bao ngổn ngang, mất mát… Dòng nước đục ngầu có đoạn vẫn dâng đến đầu gối và chảy xiết, ẩn trong đó là hiểm họa từ đá sắc, dăm gỗ… Trận lũ quét khiến bản Hòa Sơn gần như bị cô lập, phân nửa số nhà trong bản bị lũ cuốn trôi. Thượng úy Nguyễn Như Thành đã ôm đứa trẻ đi qua những ngổn ngang ấy, bàn tay to rộng dày những vết chai nhẹ nhàng đỡ lấy đầu bé không một khắc buông lơi.
Từ bản Hòa Sơn đến Trung tâm y tế huyện Kỳ Sơn khoảng 5-6km. Ngày thường, đường sá thuận tiện, đi xe máy chỉ một lát là đến. Nhưng ngày lũ quét hôm ấy, Thượng úy Nguyễn Như Thành đã ôm đứa trẻ nóng hầm hập vì cơn sốt lội bộ xuyên qua tâm lũ, mãi lâu sau mới đến được đoạn đường thuận lợi hơn để lên xe ô tô. Anh đã nhờ xe dẫn đường của Công an huyện để nhanh chóng đưa đứa bé đi cấp cứu kịp thời. Còn anh, lại quay ngược vào bản, cùng đồng đội giúp dân khắc phục hậu quả sau lũ.
Điểm tựa của người dân
Mỗi khi có thiên tai, dịch bệnh, BĐBP Nghệ An luôn là một trong những lực lượng có mặt đầu tiên và cũng là những người ở lại sau cùng. Ví như ngay sau trận lũ quét xảy ra ở xã Tà Cạ và thị trấn Mường Xén, huyện Kỳ Sơn, những người lính quân hàm xanh đã kịp thời có mặt để ứng cứu, hỗ trợ cho bà con và sau khi cơn lũ đi qua thì các anh vẫn ở đó, giúp bà còn dựng nhà tạm, dọn dẹp đường sá, gây dựng lại cuộc sống. Nhiều người đã gác việc riêng để lo việc chung như binh nhất Cự Bá Lầu ( Đồn biên Phòng Mỹ Lý) có con 2 tuổi bị sốt cao, phải nhập viện điều trị, chỉ huy đơn vị tạo điều kiện cho về nhưng trước thiệt hại quá lớn của nhân dân, anh chỉ tranh thủ về thăm con một lát sau đó tiếp tục quay lại cùng đồng đội giúp người dân khắc phục hậu quả. Thiếu tá Vừ Bá Bảo - Phó đồn trưởng Đồn Biên Phòng Na Loi là một trong 3 người chỉ huy lực lượng của Đồn Na Loi đã cắt rừng, tiếp cận bản Bình Sơn 1, Xã Tà Cạ ứng cứu nhân dân và giúp dân di chuyển những ngôi nhà có nguy cơ đổ sập, mở đường, kết nối với bên ngoài, cử lực lượng sửa đường nước dẫn nước sạch, khắc phục điện và kết nối các nhà thiện nguyện để cung cấp lương thực, thực phẩm cho người dân. Sau gần 3 tuần, đã qua một đợt thay quân, nhưng Vừ Bá Bảo vẫn bám trụ cùng đồng đội hỗ trợ chính quyền địa phương và người dân. Tương tự, nhiều cán bộ, chiến sĩ đã bám trụ, sát cánh cùng dân khắc phục hậu quả lũ quét từ khi mới xảy ra đến giờ và làm việc với tinh thần không biết mệt mỏi.
Với họ, ở lại tiếp tục giúp dân vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống không chỉ là mệnh lệnh của chỉ huy mà còn là mệnh lệnh từ trái tim, từ tinh thần trách nhiệm của người lính. Chừng nào người dân còn cần, cuộc sống bà con chưa ổn định thì họ chưa thể về…
Trận lũ quét kinh hoàng xẩy ra trên địa bàn huyện Kỳ Sơn đã làm 55 ngôi nhà bị sập và trôi hoàn toàn, 265 ngôi nhà phải di dời khẩn cấp. Bởi vậy, cùng với hỗ trợ lương thực, thực phẩm, dọn dẹp, vệ sinh phòng dịch sau lũ, di dời các nhà dân có nguy cơ bị sập do sạt lở đất, cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng Nghệ An còn giúp người dân bị sập nhà, nhà bị cuốn trôi dựng lại nhà tạm để ở trong khi chờ tái định cư ở nơi mới. Bộ Chỉ huy và các đơn vị đã hỗ trợ nhân dân vật chất trị giá 115 triệu đồng; vận động, phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại tiền mặt và vật chất trị giá gần 5 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Hữu Minh - Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn cho biết: Hiện nay chính quyền đã khảo sát được các địa điểm để có thể tái định cư cho người dân, điều quan trọng nhất là lập dự án và mong muốn các tổ chức, doanh nghiệp cùng với nhà nước đồng hành để sớm có mặt bằng tái định cư, giúp bà con nhanh chóng ổn định cuộc sống.
Với những người dân vùng lũ quét, dẫu còn bộn bề vất vả, nhưng sự đồng hành và ở lại đến sau cùng của những chiến sỹ quân hàm xanh như một “điểm tựa” để họ vượt lên khó khăn, hướng về phía trước. Anh Lô Văn Biên ở bản Hoà Sơn, xã Tà Cạ, một trong những hộ được BĐBP vận chuyển vật liệu dựng nhà tạm bày tỏ: “Nhà cũ đã bị đất đá vùi lấp, nếu để gia đình tự dựng nhà thì phải mất nhiều ngày mới xong mà cũng không biết lấy vật liệu từ đâu, nhờ có sự giúp đỡ của BĐBP, cả nhà chúng tôi đã sớm có nhà ở tạm. Hầu như mọi công đoạn từ thu gom bùn đất, vận chuyển vật liệu đều phải làm thủ công, vất vả nhưng các anh vẫn rất vui vẻ, nhiệt tình. Người dân chúng tôi cảm ơn bộ đội nhiều lắm..”
Khó khăn rồi sẽ lùi xa, cuộc sống mới sẽ hồi sinh trên vùng đất ấy, nhưng những việc làm thiết thực “vì dân” của những người lính biên phòng và tình quân dân thắm thiết sẽ còn đọng lại trong ký ức đồng bào./.
Trong cơn lũ dữ xẩy ra đầu tháng 10 năm 2022 ở địa bàn xã Tà Cạ và thị trấn Mường Xén huyện Kỳ Sơn, hình ảnh người chiến sĩ Biên phòng ôm chặt đứa bé vào lòng vượt qua dòng lũ dữ để đưa cháu đến bệnh viện được lan toả rộng rãi trên mạng xã hội, tất cả người xem đều bày tỏ xúc động trước nghĩa cử đẹp của người lính biên phòng. Người lính đó chính là Thượng uý Nguyễn Như Thành, cán bộ đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn, Bộ đội Biên phòng Nghệ An.
Thượng úy Nguyễn Như Thành ôm cháu bé vượt suối đến bệnh viện
Thượng uý Thành chia sẻ trong lúc cùng đồng đội có mặt để ứng cứu người dân bị lũ quét tại bản Hoà Sơn, anh phát hiện người mẹ trẻ ôm chặt đứa con vài tháng tuổi bị sốt cao đang tìm đường đi đến bệnh viện. Không chút chần chừ, anh đưa tay nói bà mẹ trao đứa bé để anh giúp đưa đến bệnh viện, càng nhanh càng tốt. Chỉ một thoáng, người mẹ đã trao đứa con vào vòng tay Thượng úy Nguyễn Như Thành. Đôi tay người lính suốt đêm đã cầm lái chiếc xe chở quân tăng viện, đã vục sâu xuống dòng nước lũ cứu vớt tài sản cho bà con, đã lấm lem và nhăn nheo vì bùn đất, khẽ khàng và cẩn thận đón lấy đứa trẻ. Dường như anh đã dùng hết tất thảy sự dịu dàng của mình vào thời khắc ấy, khi ôm trong vòng tay một sinh linh nhỏ bé, ôm lấy niềm tin, sự gửi gắm lớn lao của một người mẹ.
Bà con dân bản đứng cạnh bên, người giúp cầm tư trang của trẻ, người đỡ lấy chiếc địu vải để cột chặt lại… Người lính biên phòng bước chân đã thoăn thoắt quen quá đỗi với chốn núi rừng, giờ lại chậm rãi từng bước một. Nơi đây là bản Hòa Sơn, xã Tà Cạ (huyện Kỳ Sơn) - giữa tâm lũ quét kinh hoàng, sau 1 đêm nước lũ gào thét, để lại bao ngổn ngang, mất mát… Dòng nước đục ngầu có đoạn vẫn dâng đến đầu gối và chảy xiết, ẩn trong đó là hiểm họa từ đá sắc, dăm gỗ… Trận lũ quét khiến bản Hòa Sơn gần như bị cô lập, phân nửa số nhà trong bản bị lũ cuốn trôi. Thượng úy Nguyễn Như Thành đã ôm đứa trẻ đi qua những ngổn ngang ấy, bàn tay to rộng dày những vết chai nhẹ nhàng đỡ lấy đầu bé không một khắc buông lơi.
Từ bản Hòa Sơn đến Trung tâm y tế huyện Kỳ Sơn khoảng 5-6km. Ngày thường, đường sá thuận tiện, đi xe máy chỉ một lát là đến. Nhưng ngày lũ quét hôm ấy, Thượng úy Nguyễn Như Thành đã ôm đứa trẻ nóng hầm hập vì cơn sốt lội bộ xuyên qua tâm lũ, mãi lâu sau mới đến được đoạn đường thuận lợi hơn để lên xe ô tô. Anh đã nhờ xe dẫn đường của Công an huyện để nhanh chóng đưa đứa bé đi cấp cứu kịp thời. Còn anh, lại quay ngược vào bản, cùng đồng đội giúp dân khắc phục hậu quả sau lũ.
Điểm tựa của người dân
Mỗi khi có thiên tai, dịch bệnh, BĐBP Nghệ An luôn là một trong những lực lượng có mặt đầu tiên và cũng là những người ở lại sau cùng. Ví như ngay sau trận lũ quét xảy ra ở xã Tà Cạ và thị trấn Mường Xén, huyện Kỳ Sơn, những người lính quân hàm xanh đã kịp thời có mặt để ứng cứu, hỗ trợ cho bà con và sau khi cơn lũ đi qua thì các anh vẫn ở đó, giúp bà còn dựng nhà tạm, dọn dẹp đường sá, gây dựng lại cuộc sống. Nhiều người đã gác việc riêng để lo việc chung như binh nhất Cự Bá Lầu ( Đồn biên Phòng Mỹ Lý) có con 2 tuổi bị sốt cao, phải nhập viện điều trị, chỉ huy đơn vị tạo điều kiện cho về nhưng trước thiệt hại quá lớn của nhân dân, anh chỉ tranh thủ về thăm con một lát sau đó tiếp tục quay lại cùng đồng đội giúp người dân khắc phục hậu quả. Thiếu tá Vừ Bá Bảo - Phó đồn trưởng Đồn Biên Phòng Na Loi là một trong 3 người chỉ huy lực lượng của Đồn Na Loi đã cắt rừng, tiếp cận bản Bình Sơn 1, Xã Tà Cạ ứng cứu nhân dân và giúp dân di chuyển những ngôi nhà có nguy cơ đổ sập, mở đường, kết nối với bên ngoài, cử lực lượng sửa đường nước dẫn nước sạch, khắc phục điện và kết nối các nhà thiện nguyện để cung cấp lương thực, thực phẩm cho người dân. Sau gần 3 tuần, đã qua một đợt thay quân, nhưng Vừ Bá Bảo vẫn bám trụ cùng đồng đội hỗ trợ chính quyền địa phương và người dân. Tương tự, nhiều cán bộ, chiến sĩ đã bám trụ, sát cánh cùng dân khắc phục hậu quả lũ quét từ khi mới xảy ra đến giờ và làm việc với tinh thần không biết mệt mỏi.
Với họ, ở lại tiếp tục giúp dân vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống không chỉ là mệnh lệnh của chỉ huy mà còn là mệnh lệnh từ trái tim, từ tinh thần trách nhiệm của người lính. Chừng nào người dân còn cần, cuộc sống bà con chưa ổn định thì họ chưa thể về…
Bộ đội Biên phòng Nghệ An phun thuốc khử khuẩn đảm bảo môi trường sau lũ
Quân y Bộ đội Biên phòng Nghệ An băng rừng vượt suối đến với đồng bào
Ngay sau khi lũ quét xảy ra, để hỗ trợ cấp uỷ, chính quyền và nhân dân, lực lượng bộ đội Biên phòng Nghệ An đã lập sở Chỉ huy tại huyện Kỳ Sơn do đích thân Đại tá Hồ Quyết Thắng, Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh chỉ huy, đồng thời huy động 150 cán bộ chiến sỹ ở các đồn Biên phòng tuyến Kỳ Sơn và lực lượng tăng cường ở Bộ Chỉ huy đến giúp người dân nơi bị thiệt hại khắc phục hậu quả mưa lũ.Trận lũ quét kinh hoàng xẩy ra trên địa bàn huyện Kỳ Sơn đã làm 55 ngôi nhà bị sập và trôi hoàn toàn, 265 ngôi nhà phải di dời khẩn cấp. Bởi vậy, cùng với hỗ trợ lương thực, thực phẩm, dọn dẹp, vệ sinh phòng dịch sau lũ, di dời các nhà dân có nguy cơ bị sập do sạt lở đất, cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng Nghệ An còn giúp người dân bị sập nhà, nhà bị cuốn trôi dựng lại nhà tạm để ở trong khi chờ tái định cư ở nơi mới. Bộ Chỉ huy và các đơn vị đã hỗ trợ nhân dân vật chất trị giá 115 triệu đồng; vận động, phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại tiền mặt và vật chất trị giá gần 5 tỷ đồng.
Bộ đội Biên phòng Nghệ An giúp người dân dựng lại nhà cửa
Cơn lũ đi qua, gia đình bà Mai bị cuốn trôi hết tài sản, ngôi nhà kiên cố cả đời người dành dụm để xây dựng của bà cũng bị hư hỏng, may mắn ông bà an toàn, trong lúc chờ nơi định cư mới, bà được cán bộ, chiến sĩ BĐBP dựng cho ngôi nhà tạm để ở, ngôi nhà còn chật nhưng bà Mai cảm thấy rất ấm áp tình người bởi sự quan tâm của Đảng, Nhà nước chính quyền địa phương, các lực lượng và cán bộ, chiến sĩ BĐBP. BĐBP cũng đã giúp đỡ xây dựng 32 ngôi nhà tạm khác cho người dân vùng lũ. Khó khăn còn hiện hữu khắp nơi đối với người dân bị ảnh hưởng mưa lũ, nhưng sự chung tay, giúp đỡ của các lực lượng và chính quyền địa phương đã giúp người dân nhanh chóng trở lại cuộc sống bình thường, mong muốn lớn nhất của người dân huyện Kỳ Sơn là sớm được bố trí nơi tái định cư mới để bà con ổn định cuộc sống lâu dài.Ông Nguyễn Hữu Minh - Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn cho biết: Hiện nay chính quyền đã khảo sát được các địa điểm để có thể tái định cư cho người dân, điều quan trọng nhất là lập dự án và mong muốn các tổ chức, doanh nghiệp cùng với nhà nước đồng hành để sớm có mặt bằng tái định cư, giúp bà con nhanh chóng ổn định cuộc sống.
Với những người dân vùng lũ quét, dẫu còn bộn bề vất vả, nhưng sự đồng hành và ở lại đến sau cùng của những chiến sỹ quân hàm xanh như một “điểm tựa” để họ vượt lên khó khăn, hướng về phía trước. Anh Lô Văn Biên ở bản Hoà Sơn, xã Tà Cạ, một trong những hộ được BĐBP vận chuyển vật liệu dựng nhà tạm bày tỏ: “Nhà cũ đã bị đất đá vùi lấp, nếu để gia đình tự dựng nhà thì phải mất nhiều ngày mới xong mà cũng không biết lấy vật liệu từ đâu, nhờ có sự giúp đỡ của BĐBP, cả nhà chúng tôi đã sớm có nhà ở tạm. Hầu như mọi công đoạn từ thu gom bùn đất, vận chuyển vật liệu đều phải làm thủ công, vất vả nhưng các anh vẫn rất vui vẻ, nhiệt tình. Người dân chúng tôi cảm ơn bộ đội nhiều lắm..”
Khó khăn rồi sẽ lùi xa, cuộc sống mới sẽ hồi sinh trên vùng đất ấy, nhưng những việc làm thiết thực “vì dân” của những người lính biên phòng và tình quân dân thắm thiết sẽ còn đọng lại trong ký ức đồng bào./.
Anh Bách - BĐBP Nghệ An