(hoinhabaonghean.vn) Không phải ngẫu nhiên mà lâu nay các cơ quan báo chí khi thông tin tuyển phóng viên thường ưu tiên ứng viên có 2 bằng đại học chuyên ngành và báo chí.
Có bằng báo chí tức là ứng viên được đào tạo bài bản, có nghề, dù chưa thể khẳng định nghề giỏi hay mới ở mức “sạch nước cản”. Có bằng chuyên môn đồng nghĩa với việc ứng viên có chuyên môn sâu về một ngành/lĩnh vực nào đó, rất có lợi cho việc phân công bám mảng, theo dõi, thậm chí cho những bước đi đòi hỏi cao hơn, sâu hơn sau này đối với phóng viên và cả tòa soạn. Là bởi cơ quan báo chí nào cũng từng phải trải qua thực tế rằng, người có bằng báo chí khi vào nghề thường nhập cuộc nhanh, đạt hiệu quả kịp thời do được học hành, thực tập kỹ càng. Nhưng càng lâu về sau, câu chuyện càng trở nên khó khăn hơn, khó có bước đột phá hơn vì làm việc quen tay và không đáp ứng được chiều sâu, chiều cao cần thiết so với yêu cầu. Những người có bằng chuyên môn, rồi “tay ngang” vào nghề báo có thể phải trải qua bước chập chững ban đầu, lẫn lộn loại thể báo chí hay viết theo lối tự nhiên, ít theo quy tắc, quy phạm…Nhưng dần dà, mọi việc dần qua đi và họ trở nên “cứng cựa” trong lĩnh vực được phân công. Tất nhiên, đó đều là những món ‘học phí” mà ai ai cũng phải trả để từng bước trưởng thành, theo kịp đồng nghiệp, thậm chí có thể vươn xa hơn trong nghề.
Nhiều người theo thời gian, từ nhà báo được phân công theo dõi ngành/lĩnh vực, bám sát thực tiễn và có nhiều trăn trở, suy tư…viết tốt, viết đúng, viết hay đến mức có thể gọi là “chuyên gia” (xin hiểu theo nghĩa tương đối). Nhưng trên thực tế, sẽ không có/không cần bất cứ nhà báo nào đạt được tầm chuyên gia, chuyên sâu so với người trong cuộc, trong ngành/lĩnh vực đó, bởi nhiệm vụ của nhà báo/người làm báo là thông tin, đưa tin kịp thời, đúng đắn một vấn đề, sự kiện nào đó, trong từng thời điểm cụ thể, đáp ứng sự quan tâm của dư luận. Nhà báo cần chuyên gia để phỏng vấn, tìm hiểu một vấn đề, sự kiện, để kiểm chứng, đánh giá vấn đề mà báo chí quan tâm. Khi tìm đúng chuyên gia, khai thác đúng ý kiến cần thông tin là nhà báo làm đúng bổn phận chức trách của mình. Khi làm tốt, kịp thời, đúng trọng tâm, trọng điểm, tạo hiệu ứng xã hội cao…cũng có nghĩa là nhà báo đã đạt đến trình độ “chuyên gia” trong nghề, nghề làm báo.
Đến đây để nhắc lại một chuyện “cũ như trái đất” là lâu nay nhiều người chưa đạt tới mức “chuyên gia” như vừa nói ở trên nhưng lại luôn không nhận ra điều này. Vậy nên mới có chuyện một loạt bài viết về lịch sử, văn hóa của địa phương A, B nào đó mà liền tù tì văn vẻ của phóng viên, tuyệt không thấy trích dẫn sách vở hay ý kiến của bất cứ chuyên gia nào trong lĩnh vực đó? Người làm báo làm sao mà có công nghiên cứu, sưu tầm rồi “công bố” cả hệ thống vấn đề quan trọng như thế. Đó phải là công việc, nhiệm vụ, thành tựu của các nhà khoa học, các chuyên gia và dứt khoát báo chí không “sa” vào công việc chuyên sâu, chuyên môn đó.
Báo chí là sự kiện, vấn đề, thời điểm. Nhà báo là người biết chọn điều gì, vấn đề gì trong cả công trình, tập sách hay các chuyên gia cụ thể đó để trích dẫn, tìm hiểu, phỏng vấn…phục vụ nhu cầu thông tin hàng giờ, hàng ngày, hàng tuần..trong một bài/loạt bài báo cụ thể, trong khuôn khổ vấn đề đặt ra mà thôi. Nhà báo khai thác tài liệu, tư liệu rồi về viết ra, đưa tin, cứ như đó là việc của mình, gì cũng biết, gì cũng hiểu, cũng có thể có ý kiến…mà không nói rõ nguồn, trích nguồn chính thức thì không chỉ vi phạm “bản quyền” vấn đề mà cái chính là không tạo được sự tin cậy cần thiết trước bạn đọc.
Ngay cả khi nhà báo thực hiện đúng yêu cầu công việc đặt ra, viết gửi/nhập về tòa soạn/hệ thống rồi mà bộ phận thư ký, duyệt bài làm chậm, làm sai là lập tức xuất hiện câu chuyện khác, sự “cong vênh” khác. Một chuyên gia nông nghiệp kể với người viết rằng, những hôm rét đậm, rét hại mới đây, kỳ lạ là đọc báo vẫn thấy đưa tin nơi A, chỗ B ra quân sản xuất nông nghiệp là cớ làm sao? Thế là không hiểu gì về nông nghiệp, là làm hại, làm dở cho nông nghiệp mà thôi. Phải chăng là tin được xuất bản chậm, không đúng thời điểm hay phóng viên lơ mơ, biên tập cũng qua loa nốt?
Rõ ràng, không ai ngay từ đầu đã giỏi nghề, lão luyện như chuyên gia cả. Nhưng ngay cả khi tin cậy nhất, quen thuộc nhất thì cũng phải biết nghi ngờ, phản biện, kiểm tra, kiểm chứng thậm chí cả với…chuyên gia? Đó mới thực sự là phương pháp luận đúng đắn và cần thiết với bất cứ ai, công việc nào. Công việc làm báo “dâu trăm họ” càng phải thấm nhuần tinh thần và phương pháp làm việc đó.
Nhà báo phấn đấu trở thành chuyên gia trong lĩnh vực, công việc mà mình đam mê, đeo đuổi là điều cần thiết nhưng không hề dễ dàng nếu không biết “đứng trên vai những người khổng lồ” là những chuyên gia thực sự trong các vấn đề, lĩnh vực đó. Đó là bước song hành, cùng bổ sung cho nhau, cùng công kênh nhau để được đứng cao hơn, lớn hơn, vững vàng hơn trong cuộc sống, trong nhịp đi hối hả thường ngày với vô vàn yêu cầu, đồi hỏi mà báo chí, dư luận cần đáp ứng, cần soi rõ, chỉ dẫn.,.
Nhiều người theo thời gian, từ nhà báo được phân công theo dõi ngành/lĩnh vực, bám sát thực tiễn và có nhiều trăn trở, suy tư…viết tốt, viết đúng, viết hay đến mức có thể gọi là “chuyên gia” (xin hiểu theo nghĩa tương đối). Nhưng trên thực tế, sẽ không có/không cần bất cứ nhà báo nào đạt được tầm chuyên gia, chuyên sâu so với người trong cuộc, trong ngành/lĩnh vực đó, bởi nhiệm vụ của nhà báo/người làm báo là thông tin, đưa tin kịp thời, đúng đắn một vấn đề, sự kiện nào đó, trong từng thời điểm cụ thể, đáp ứng sự quan tâm của dư luận. Nhà báo cần chuyên gia để phỏng vấn, tìm hiểu một vấn đề, sự kiện, để kiểm chứng, đánh giá vấn đề mà báo chí quan tâm. Khi tìm đúng chuyên gia, khai thác đúng ý kiến cần thông tin là nhà báo làm đúng bổn phận chức trách của mình. Khi làm tốt, kịp thời, đúng trọng tâm, trọng điểm, tạo hiệu ứng xã hội cao…cũng có nghĩa là nhà báo đã đạt đến trình độ “chuyên gia” trong nghề, nghề làm báo.
Đến đây để nhắc lại một chuyện “cũ như trái đất” là lâu nay nhiều người chưa đạt tới mức “chuyên gia” như vừa nói ở trên nhưng lại luôn không nhận ra điều này. Vậy nên mới có chuyện một loạt bài viết về lịch sử, văn hóa của địa phương A, B nào đó mà liền tù tì văn vẻ của phóng viên, tuyệt không thấy trích dẫn sách vở hay ý kiến của bất cứ chuyên gia nào trong lĩnh vực đó? Người làm báo làm sao mà có công nghiên cứu, sưu tầm rồi “công bố” cả hệ thống vấn đề quan trọng như thế. Đó phải là công việc, nhiệm vụ, thành tựu của các nhà khoa học, các chuyên gia và dứt khoát báo chí không “sa” vào công việc chuyên sâu, chuyên môn đó.
Báo chí là sự kiện, vấn đề, thời điểm. Nhà báo là người biết chọn điều gì, vấn đề gì trong cả công trình, tập sách hay các chuyên gia cụ thể đó để trích dẫn, tìm hiểu, phỏng vấn…phục vụ nhu cầu thông tin hàng giờ, hàng ngày, hàng tuần..trong một bài/loạt bài báo cụ thể, trong khuôn khổ vấn đề đặt ra mà thôi. Nhà báo khai thác tài liệu, tư liệu rồi về viết ra, đưa tin, cứ như đó là việc của mình, gì cũng biết, gì cũng hiểu, cũng có thể có ý kiến…mà không nói rõ nguồn, trích nguồn chính thức thì không chỉ vi phạm “bản quyền” vấn đề mà cái chính là không tạo được sự tin cậy cần thiết trước bạn đọc.
Ngay cả khi nhà báo thực hiện đúng yêu cầu công việc đặt ra, viết gửi/nhập về tòa soạn/hệ thống rồi mà bộ phận thư ký, duyệt bài làm chậm, làm sai là lập tức xuất hiện câu chuyện khác, sự “cong vênh” khác. Một chuyên gia nông nghiệp kể với người viết rằng, những hôm rét đậm, rét hại mới đây, kỳ lạ là đọc báo vẫn thấy đưa tin nơi A, chỗ B ra quân sản xuất nông nghiệp là cớ làm sao? Thế là không hiểu gì về nông nghiệp, là làm hại, làm dở cho nông nghiệp mà thôi. Phải chăng là tin được xuất bản chậm, không đúng thời điểm hay phóng viên lơ mơ, biên tập cũng qua loa nốt?
Rõ ràng, không ai ngay từ đầu đã giỏi nghề, lão luyện như chuyên gia cả. Nhưng ngay cả khi tin cậy nhất, quen thuộc nhất thì cũng phải biết nghi ngờ, phản biện, kiểm tra, kiểm chứng thậm chí cả với…chuyên gia? Đó mới thực sự là phương pháp luận đúng đắn và cần thiết với bất cứ ai, công việc nào. Công việc làm báo “dâu trăm họ” càng phải thấm nhuần tinh thần và phương pháp làm việc đó.
Nhà báo phấn đấu trở thành chuyên gia trong lĩnh vực, công việc mà mình đam mê, đeo đuổi là điều cần thiết nhưng không hề dễ dàng nếu không biết “đứng trên vai những người khổng lồ” là những chuyên gia thực sự trong các vấn đề, lĩnh vực đó. Đó là bước song hành, cùng bổ sung cho nhau, cùng công kênh nhau để được đứng cao hơn, lớn hơn, vững vàng hơn trong cuộc sống, trong nhịp đi hối hả thường ngày với vô vàn yêu cầu, đồi hỏi mà báo chí, dư luận cần đáp ứng, cần soi rõ, chỉ dẫn.,.
Châu Phú
Tags: nhà báo, phóng viên